Cập nhật 3 phương pháp điều trị Glocom hiệu quả nhất hiện nay

5/5 - (2 bình chọn)

Glocom là mối đe dọa thị lực nguy hiểm mà bất kỳ ai cũng sợ hãi. Tuy nhiên, chỉ bằng cách áp dụng các phương pháp điều trị glocom ngay sau đây, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn bệnh tiến triển và phòng tránh mù lòa hiệu quả.

Điều trị glocom bằng thuốc tây

Thuốc tây là chỉ định đầu tiên cho tất cả các trường hợp được chẩn đoán mắc glocom. Dạng thường gặp nhất là thuốc nhỏ mắt, ngoài ra còn có thể kết hợp thêm thuốc uống, thuốc tra. Tác dụng của các loại thuốc này đều là giúp tăng đào thải thủy dịch, làm giảm lượng thủy dịch tạo thành, từ đó làm giảm áp lực trong mắt, ngăn cản tổn thương dây thần kinh thị giác. Hiện nay có một số nhóm thuốc chính, với các đặc điểm riêng biệt như sau.

STT

Tên thuốc điều trị glocom

Làm tăng đào thải thủy dịch

Làm giảm sản xuất thủy dịch trong mắt

Cách sử dụng

Tác dụng phụ có thể gặp

1

Prostaglandin: latanoprost (Xalatan), travoprost (Travatan Z), tafluprost (Zioptan), bimatoprost (Lumigan),…

x

Sử dụng 1 lần/ngày

Đỏ mắt, châm chích nhẹ, mờ mắt

2

Thuốc chẹn beta giao cảm: timolol (Betimol, Istalol, Timoptic) và betaxolol (Betoptic)

x

Sử dụng 1 – 2 lần/ngày

Khó thở, nhịp tim chậm, huyết áp thấp, mệt mỏi

3

Thuốc chủ vận alpha-adrenergic: apraclonidine (Iopidine) và brimonidine (Alphagan P, Qoliana)

x

x

Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày

Nhịp tim không đều, huyết áp cao, mệt mỏi, đỏ, ngứa hoặc sưng mắt và khô miệng.

4

Các chất ức chế anhydrase carbonic: dorzolamide (Trusopt) và brinzolamide (Azopt)

x

Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày

Thấy vị kim loại, đi tiểu thường xuyên, ngứa ngón tay, ngón chân

5

Thuốc ức chế Rho kinase: netarsudil (Rhopressa)

x

sử dụng 1 lần/ ngày

Đỏ mắt, nhức cộm

6

Tác nhân Miotic hoặc cholinergic: pilocarpine (Isopto Carpine)

x

Sử dụng 1 – 4 lần/ ngày

Đau đầu, đau mắt, co đồng tử, mờ mắt

Các loại thuốc điều trị glocom phổ biến hiện nay

Những loại thuốc này cần được dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ tác dụng phụ. Ngoài ra, để điều trị glocom đạt hiệu quả tối ưu, bạn cũng cần chú ý:

– Nhắm mắt từ 1 – 2 phút sau khi nhỏ thuốc.

– Dùng ngón cái và ngón trỏ ấn nhẹ vào khóe mắt gần sống mũi để hạn chế thuốc nhỏ mắt chảy xuống mũi và họng.

– Lau khô, sạch phần thuốc dư chảy ra ngoài mắt.

– Nếu được kê đồng thời nhiều loại thuốc nhỏ mắt thì nên dùng cách nhau ít nhất 5 phút.

– Đối với các loại thuốc uống thì nên uống với nước lọc, cách các sản phẩm hay thuốc khác khoảng 1 giờ.

Phẫu thuật trong điều trị glocom

Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống là không đủ hoặc khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, thuộc dạng glocom góc đóng, bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số phương pháp sau:

– Chiếu tia laser: Tia laser tần số phù hợp được dùng để chiếu vào mắt, làm thông các lỗ thoát thủy dịch, giúp hạ nhãn áp nhanh chóng.

– Cắt bè củng giác mạc: Chiếu tia laser vào phần lưới bè để tạo ra một kênh thoát thủy dịch mới, giúp đào thải thủy dịch tích tụ ra ngoài.

– Cấy ống thoát thủy dịch nhân tạo: Ống silicon nhỏ được cấy vào phần trước của mắt giúp hút thủy dịch, tránh tích tụ trong mắt, qua đó làm giảm nhãn áp.

– Phẫu thuật quang đông thể mi: Dùng dụng cụ quang đông để làm giảm khả năng bài tiết thủy dịch của thể mi.

Bên cạnh lợi ích, những phương pháp điều trị glocom này đều có nguy cơ gây ra các biến chứng như: chảy máu mắt, viêm giác mạc, viêm kết mạc, đục thủy tinh thể… làm suy giảm thị lực. Do vậy, trước và sau khi thực hiện, người bệnh cần lên kế hoạch chăm sóc mắt tốt và chú ý một số điều sau để giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng này.

– Dùng băng mắt hoặc gạc để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng, gió bụi trong ít nhất 1 – 2 tuần sau phẫu thuật.

– Tránh cúi thấp đầu, cúi gập người, hạn chế bê vác vật nặng để tránh làm tăng áp lực cho mắt.

– Che mắt khi rửa mặt, tắm gội để tránh nước hoặc vật lạ bắn vào mắt.

– Hạn chế tối đa việc sử dụng máy tính, điện thoại, tivi trong tối thiểu 1- 2 tuần sau phẫu thuật.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị glocom góc đóng hay giai đoạn nặng

Phẫu thuật là phương pháp điều trị glocom góc đóng hay giai đoạn nặng

Việc kết hợp thuốc tây, phẫu thuật và bổ sung các dưỡng chất thiết yếu bảo vệ dây thần kinh thị giác sẽ giúp điều trị glocom toàn diện hơn. Liên hệ ngay qua điện thoại hoặc zalo số: 0971.003.903 để được chuyên gia nhãn khoa tư vấn chi tiết.

Lối sống – Phương pháp điều trị glocom bền vững

Theo kết quả nghiên cứu tại khoa Ngoại thần kinh – Đại học Washington, Hoa Kỳ, bổ sung kịp thời các chất chống oxy hóa mạnh, điển hình nhất là Alpha lipoic acid sẽ giúp phục hồi các tế bào thần kinh thị giác, võng mạc bị tổn hại khi nhãn áp tăng cao. Do vậy, ngay từ khi được chẩn đoán mắc glocom, bạn nên tìm hiểu và sử dụng sớm những sản phẩm bổ mắt có chứa dưỡng chất này như Minh Nhãn Khang để giảm các triệu chứng nhìn mờ nhòe, đau nhức, sưng đỏ mắt,… đồng thời ngăn mù lòa hiệu quả. Thực tế đã có rất nhiều người đã sớm thoát khỏi bệnh glocom, mắt sáng rõ, sắc nét trở lại chỉ sau vài tháng dùng Minh Nhãn Khang. Bác Du (Hậu Giang) trong đoạn băng dưới đây chính là một minh chứng điển hình.


Hành trình khôi phục thị lực, loại bỏ glocom nhờ viên uống bổ mắt thảo dược

Song song với đó, bạn cũng cần thiết lập một lối sống khoa học để điều trị glocom đạt kết quả tốt hơn, cụ thể như:

– Tăng lượng rau, củ, quả, hạt giàu vitamin, khoáng chất trong các bữa ăn hàng ngày như: cà rốt, bí ngô, đu đủ, dứa, cam, bưởi, cải xoong, cải bắp, súp lơ xanh, ớt chuông, hạnh nhân, vừng, đậu đen, đậu đỏ…

– Hạn chế sử dụng đồ uống có chất kích thích thần kinh như: rượu, bia, cà phê, trà đặc…

– Uống đủ 2- 3 lít nước/ ngày nhưng không nên uống nhiều nước một lúc để tránh làm tăng bài tiết thủy dịch đột ngột.

– Đi bộ, tập yoga, ngồi thiền… tối thiểu 5 lần/ tuần để giúp tăng tuần hoàn máu mắt, giảm tích tụ thủy dịch.

– Đeo kính để tránh tác hại của ánh nắng, ánh lửa lò nung, ánh sáng màn hình máy tính, tivi, điện thoại…

– Ngủ trước 23 h hàng ngày, ngủ đủ giấc (ít nhất 6 giờ/ ngày).

Tổn thương thị lực do glocom là vĩnh viễn và không thể hồi phục, do vậy rất nhiều người đã bị mù lòa do mắc căn bệnh này. Để không là người tiếp theo, khi phát hiện dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám và áp dụng ngay các phương pháp điều trị glocom kể trên.

DS. Huyền Trân

Tham vấn y khoa: BS Bùi Minh Ngọc

Thông tin về chuyên gia mắt:

BSCKII. Bùi Minh Ngọc

Nguyên là Trưởng khoa đáy mắt của Bệnh viện mắt Trung Ương. Là thấy thuốc ưu tú được rất nhiều người tin tưởng tới thăm khám và điều trị các bệnh lý về mắt. Hiện tại bác sĩ đang công tác tại Bệnh viên mắt quốc tế DND


Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/glaucoma/diagnosis-treatment/drc-20372846

https://www.allaboutvision.com/conditions/glaucoma-3-treatment.htm


BẢNG GIÁ

1. Minh Nhãn Khang Platinum hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

2. Minh Nhãn Khang hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

3. Minh Nhãn Khang hộp 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

4. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận