Cườm nước và cườm khô (cườm đá) – Hướng dẫn phân biệt và điều trị

5/5 - (2 bình chọn)

Cườm nước và cườm khô là 2 bệnh lý về mắt thường gặp ở người cao tuổi có thể gây mất thị lực nhanh chóng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để thấy được sự khác biệt về 2 dạng bệnh cườm mắt này.

Sự khác biệt giữa cườm nước và cườm khô (cườm đá)

Cườm nước và cườm khô là 2 bệnh lý xảy ra những bộ phận khác nhau bên trong mắt và có cơ chế bệnh sinh không giống nhau. Cụ thể như sau:

  • Cườm nước (tăng nhãn áp, glocom): là tình trạng áp lực thủy dịch tăng cao trong mắt, có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác, làm suy giảm thị lực nghiêm trọng. Thủy dịch là khối gel trong suốt giúp duy trì áp suất và đảm bảo hình dạng nhãn cầu luôn ổn định.
  • Cườm khô (cườm đá, cườm hạt, đục thủy tinh thể): là tình trạng thủy tinh thể trong mắt bị biến đổi cấu trúc, các sợi protein vốn sắp xếp theo một trật tự nhất định để đảm bảo độ trong suốt của thủy tinh thể thì nay đã bị co cụm lại, tạo nên những mảng mờ đục, làm cản trở ánh sáng truyền qua và hội tụ hình ảnh rõ nét trên võng mạc.

Cườm nước và cườm khô – Nguyên nhân gây mất thi lực ở người cao tuổi

Cườm nước và cườm khô – Nguyên nhân gây mất thi lực ở người cao tuổi

Phân biệt cườm nước và cườm khô qua triệu chứng

Mặc dù cả 2 bệnh lý cườm nước và cườm khô đều gây suy giảm thị lực nhưng mỗi bệnh sẽ có những triệu chứng đặc trưng khác nhau như sau:

Triệu chứng bệnh cườm khô

Triệu chứng bệnh cườm nước

  • Mắt nhìn mờ như có màn sương che phủ.
  • Chấm đen, ruồi bay trước mắt.
  • Nhìn đôi, nhìn ba.
  • Nhạy cảm với ánh sáng chói như đèn pha, mặt trời…
  • Thấy hào quang xung quanh nguồn sáng.
  • Nhu cầu ánh sáng tăng lên, khó nhìn về đêm.
  • Thường xuyên phải thay đổi độ kính.
  • Chảy nước mắt
  • Sợ ánh sáng
  • Đau nhức mắt, có thể lan đến đỉnh đầu.
  • Đỏ mắt
  • Nhãn cầu căng cứng như hòn bi
  • Thấy quầng xanh đỏ khi nhìn vào nguồn sáng.
  • Tầm nhìn đường hầm (vùng trung tâm nhìn rõ, xung quanh tối đen).
  • Buồn nôn, nôn mửa, vã mồ hôi.

Bảng phân biệt triệu chứng bệnh cườm nước và cườm khô

Bạn đang lo lắng vì những triệu chứng của cườm nước và cườm khô xuất hiện ngày một nhiều, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn, hãy liên hệ ngay tổng đài hoặc chat zalo số 0971.003.903, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn giải pháp điều trị hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây bệnh cườm nước và cườm khô

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh cườm nước vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các nhà khoa học cho biết, nhãn áp tăng cao có thể do sự gia tăng thể tích thủy dịch hoặc tắc nghẽn các kênh lưu thông thủy dịch trong mắt; kết quả là áp suất thủy dịch tăng cao, chèn ép và làm tổn thương các dây thần kinh thị giác.

Nguyên nhân gây ra bệnh cườm khô lại thường liên quan đến vấn đề lão hóa làm biến đổi cấu trúc của thủy tinh thể. Ngoài ra, cườm khô còn là hệ quả của một số bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, suy dinh dưỡng… hoặc do chấn thương, bẩm sinh gây ra.

Ai là người có nguy cơ cao bị cườm nước và cườm khô?

Những người có càng nhiều các yếu tố nguy cơ dưới đây thì càng dễ mắc phải cườm nước và cườm khô:

  • Tuổi cao
  • Người bệnh tiểu đường, tuyến giáp, cao huyết áp…
  • Bị bệnh mắt khác như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc, cận thị…
  • Sử dụng các thuốc corticoid, kháng histamin dài ngày…
  • Chấn thương hoặc phẫu thuật gây tổn thương mắt.
  • Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tia sáng có hại cho mắt như ánh sáng mặt trời, máy tính, hàn xì…
  • Tiền sử gia đình có người bị cườm mắt.

Phương pháp điều trị cườm nước và cườm khô

Phẫu thuật

  • Phẫu thuật điều trị cườm nước: bao gồm phẫu thuật bằng laser và cắt bè củng giác mạc với mục đích tạo ra những đường thoát thủy dịch mới để giảm bớt áp lực bên trong nhãn cầu.
  • Phẫu thuật điều trị cườm khô: Mổ thay thủy tinh thể nhân tạo là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng cho người bệnh cườm khô nặng, thị lực chỉ còn ở mức dưới 2/10. Trong phương pháp này, thủy tinh thể sẽ bị phá vỡ và hút bỏ ra ngoài và được thay thế bằng một thấu kính nhân tạo trong suốt, đảm bảo cho ánh sáng truyền qua và hội tụ rõ nét trên võng mạc.

Phẫu thuật được tiến hành ở người bệnh cườm nước và cườm khô nặng

Phẫu thuật được tiến hành ở người bệnh cườm nước và cườm khô nặng

Dùng thuốc

Để điều trị cườm nước, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giúp làm giảm bớt áp suất thủy dịch trong mắt; chẳng hạn như nhóm thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc tương tự prostagladin, thuốc ức chế carbonic anhydrase… Các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khi dùng như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, giảm nhịp tim…

Đối với bệnh cườm khô thì cho đến nay chưa có một loại thuốc nào có thể trị dứt điểm căn bệnh này. Một số loại thuốc nhỏ mắt được cho là có thể chữa khỏi đục thủy tinh thể thì thực tế hiện nay vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm trên động vật.

Viên uống bổ mắt cho người bệnh cườm nước và cườm khô

Với những trường hợp thị lực bị ảnh hưởng ở mức chưa quá nghiêm trọng (mức độ thị lực từ 2/10 trở lên) và chưa cần thiết phải phẫu thuật thì việc bổ sung những viên uống bổ mắt có tác dụng hỗ trợ điều trị cườm mắt như Minh Nhãn Khang là điều cần thiết để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng, bảo vệ thị lực cho mắt.

Theo kết quả khảo sát của Báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng tạp chí Sức khỏe & Môi trường trên 250 người mắc bệnh về mắt, trong đó chủ yếu là người bị cườm nước và cườm khô, khô mắt… Thực tế cho thấy, có trên 93% người bệnh đánh giá hài lòng sau khi dùng Minh Nhãn Khang và các triệu chứng nhìn mờ nhòe, chấm đen, ruồi bay… được cải thiện rõ rệt.

Minh Nhãn Khang cũng được các chuyên gia Nhãn khoa đầu ngành đánh giá cao và khuyến cáo người bệnh mắt nên sử dụng sớm. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết về kết quả khảo sát và đánh giá sản phẩm từ chuyên gia, người dùng tại video dưới đây:

Kết quả khảo sát tác dụng của Minh Nhãn Khang trên người bệnh mắt

Xem thêm: 93.2% người bệnh mắt đánh giá rất hài lòng sau khi dùng Minh Nhãn Khang

Điều chỉnh lối sống ngăn chặn cườm mắt tiến triển

Dù bị cườm khô hay cườm nước thì việc áp dụng những thói quen sống khoa học dưới đây luôn là điều cần thiết để ngăn chặn bệnh tiến triển. Cụ thể như sau:

  • Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng bia rượu…
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng có hại cho mắt trong thời gian dài, nên đeo kính bảo hộ cho mắt khi ra ngoài trời nắng, hàn xì…
  • Dành thời gian nghỉ ngơi cho mắt sau khoảng 45 – 60 phút làm việc, luyện tập thêm một số bài tập thể dục cho mắt trong khoảng 5 phút giải lao.
  • Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp…
  • Khám mắt định kì ít nhất 6 tháng/lần.

Cườm nước và cườm khô có thể nhanh chóng lấy đi thị lực của bạn nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Hãy chú ý duy trì lối sống khoa học và bổ sung viên uống bổ mắt phù hợp để bảo vệ thị lực cho đôi mắt, kể cả khi bạn chỉ là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải 2 bệnh cườm mắt này.

Xem thêm:  Minh Nhãn Khang – Giải pháp vàng cho người bệnh cườm nước và cườm khô

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/glaucoma/symptoms-causes

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cataracts/symptoms-causes

BẢNG GIÁ

1. Minh Nhãn Khang Platinum hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

2. Minh Nhãn Khang hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

3. Minh Nhãn Khang hộp 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

4. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      2 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      phạm giang
      phạm giang
      3 Năm Trước

      cho em hỏi cườm khô với đục dịch kính có giống nhau ko ạ bs?