Đục thủy tinh thể có thể làm giảm thị lực, giống như khi nhìn sự vật qua cửa kính ô tô đang bị mờ sương. Nặng hơn, bệnh có thể làm mất thị lực hoàn toàn. Thông thường, đục thủy tinh thể chỉ có thể xảy ra ở người lớn tuổi do tác động của môi trường sống, lão hóa theo thời gian… Nhưng ít ai biết rằng, đục thủy tinh thể còn có thể xuất hiện sớm ngay ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ được gọi là đục thủy tinh thể bẩm sinh.
Bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh là gì?
Thủy tinh thể là một thấu kính tự nhiên trong suốt giúp chúng ta nhìn rõ mọi vật. Tuy nhiên khi xuất hiện các triệu chứng như nhìn mờ, nhìn nhòe như có màn sương che phủ, “ruồi bay”, có thể mắt bạn đã bị đục thủy tinh thể.
Khi mới sinh ra, một số trẻ sơ sinh đã bị căn bệnh này được gọi là “đục thủy tinh thể bẩm sinh”. Trong trường hợp đục thủy tinh thể xuất hiện trong 6 tháng đầu đời sẽ được coi là đục thủy tinh thể trẻ em. Trẻ em có thể bị đục thủy tinh thể ở một mắt (đục thủy tinh thể đơn phương) hoặc cả hai mắt (đục thủy tinh thể song phương). Hầu hết, trẻ em bị đục thủy tinh thể ở một mắt, mắt còn lại sẽ có tầm nhìn tốt hơn so với những đứa trẻ không bị bệnh.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ
Có rất nhiều loại đục thủy tinh thể bẩm sinh khác nhau. Khi thủy tinh thể bị đục ngay ở trung tâm, sẽ ảnh hưởng hơn đến tầm nhìn so với khi bị đục bao sau (vị trí có nhiệm vụ cố định thủy tinh thể), mặc dù điều này cũng phụ thuộc vào kích thước và nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh
Trong 10.000 đứa trẻ sơ sinh, sẽ có khoảng 3 – 4 trẻ bị ảnh hưởng thị lực bởi đục thủy tinh thể bẩm sinh và 1/3 trong số đó không phát hiện rõ nguyên nhân gây bệnh.
Hầu hết, đục thủy tinh thể đơn phương đều không biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, nó có thể xảy ra do chấn thương ở mắt trong quá trình sinh hay mẹ bầu bị nhiễm khuẩn lúc mang thai. Trong khi đó, đục thủy tinh song phương thường xuất hiện do gen di truyền.
Xem thêm:
Tổng hợp các nguyên nhân chính gây đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?
Ảnh hưởng của đục thủy tinh thể bẩm sinh tới thị lực
Hệ thống thị giác là sự “phối hợp” làm việc giữa mắt và não bộ, phát triển và hoàn thiện cho đến khi trẻ khoảng 7 – 8 tuổi. Hệ thống này được kích thích và phát triển bằng cách sử dụng tầm nhìn của bạn. Nếu một đứa trẻ sinh ra bị đục thủy tinh thể bẩm sinh sẽ kéo theo sự bất thường trong quá trình phát triển của hệ thống thị giác, gây ra bệnh nhược thị (đôi mắt lười biếng).
Với đứa trẻ bị đục thủy tinh thể một mắt, não có xu hướng tập trung vào “mắt khỏe mạnh” và làm giảm thị lực của mắt bị bệnh. Còn khi bị đục ở cả hai mắt, hệ thống thị giác vẫn sẽ phát triển, nhưng nó sẽ bị hạn chế và có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn ở cả hai mắt.
Đục thủy tinh thể bẩm sinh thường khiến thị lực của trẻ suy giảm nghiêm trọng, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể giúp trẻ giảm bớt những ảnh hưởng xấu của căn bệnh này bằng cách bổ sung đầy đủ cho trẻ những dưỡng chất thiết yếu cho mắt. Hãy gọi điện hoặc chat zalo số: 0971.003.903 để được tư vấn cụ thể về giải pháp này.
Chẩn đoán đục thủy tinh thể bẩm sinh
Không giống như người lớn, một đứa trẻ khi mới sinh hoặc mới vài tháng không thể nói với bố mẹ chúng rằng mắt chúng nhìn rất mờ. Chính vì lẽ đó mà việc phát hiện đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ nhỏ thường muộn, dẫn đến những trường hợp thương tâm là mắt bị bệnh đã bị mù. Do đó, tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, khám mắt sàng lọc sau sinh là một tiêu chí bắt buộc được thực hiện sau khi đứa trẻ được sinh ra khoảng 24 – 28h đầu tiền.
Trong những trường hợp trẻ lớn hơn một chút, bạn nên để ý đến những dấu hiệu bên ngoài liên quan đến bệnh. Chẳng hạn như trẻ gặp khó khăn khi tập trung nhìn vào một đối tượng nhất định mà bạn phải dùng tay giữ cố định đầu của trẻ, hoặc mắt trẻ bị lác. Nếu có gia đình nên thu xếp thời gian, đem con đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra kỹ hơn.
Điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ em
Không có thuốc làm tan đục thủy tinh thể bị đục, mà chỉ còn cách phẫu thuật thay thủy tinh thể tự nhiên bằng thủy tinh thể nhân tạo (ống kính nội nhãn). Trường hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh không ảnh hưởng quá nhiều đến thị lực, có thể không cần thiết phải phẫu thuật.
Nếu đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn và sự phát triển của hệ thống thị giác của trẻ, phẫu thuật có thể thực hiện khi trẻ dưới 3 tháng tuổi. Nếu trẻ bị đục thủy tinh thể đơn phương, phẫu thuật có thể được xem xét ở khoảng 6 tuần sau sinh.
Sau khi phẫu thuật, trẻ thường cần đeo kính hoặc kính áp tròng nhằm giúp trẻ có được tầm nhìn tốt nhất. Trẻ cũng có thể bị đau trong khoảng 12 – 24h sau phẫu thuật và cần sử dụng thuốc nhỏ mắt mỗi 2 – 4h/lần để ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, cần lưu ý việc chăm sóc cho trẻ, tránh không để nước bẩn hoặc dầu gội đầu bắn vào mắt. Để tránh trẻ dụi mắt ảnh hưởng đến khả năng hồi phục, bác sĩ có thể băng mắt bảo vệ cho trẻ.

Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể dùng băng mắt để đảm bảo an toàn cho trẻ
Xem thêm:
4 cách trị đục thủy tinh thể hiệu quả cho mọi lứa tuổi
Rủi ro sau phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh
Sau phẫu thuật, một số trẻ có thể gặp các biến chứng về mắt:
- Tăng nhãn áp: có thể được xử lý bằng thuốc nhỏ mắt nhưng trong một số trường hợp có thể cần phải phẫu thuật để điều trị.
- Nhiễm trùng mắt: mếu bị nhiễm trùng mắt nghiêm trọng dẫn đến viêm nội nhãn sẽ đe dọa thị lực của trẻ.
- Bong võng mạc: nếu phát hiện kịp thời, điều trị sớm, võng mạc có thể trở lại như cũ.
- Lác: có thể xảy ra nếu mắt không làm việc đồng thời cùng nhau. Kính, băng che mắt hay phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị tình trạng này.
Việc phát hiện sớm đục thủy tinh thể bẩm sinh sẽ giúp trẻ có một tầm nhìn tốt, hạn chế những ảnh hưởng tới cuộc sống. Đồng thời mẹ bầu cũng cần thực hiện nguyên tắc tiêm chủng trước và trong khi mang thai để hạn chế rủi ro, mang lại đôi mắt sáng khỏe cho tương lai của trẻ.

Phẫu thuật trị đục thủy tinh bẩm sinh ở trẻ
Giải pháp giúp mắt nhanh hồi phục và phòng biến chứng sau mổ
Như thông tin trên, đối với trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh thì phẫu thuật càng sớm càng tốt, thời điểm phù hợp nhất là một vài tuần sau sinh. Tuy nhiên trong trường hợp gặp phải các biến chứng xấu sau mổ hoặc phát hiện ra bệnh đã quá muộn không phù hợp để phẫu thuật thì phải làm thế nào?
Đây có lẽ là nỗi trăn trở của nhiều bậc làm cha, làm mẹ. Giải pháp hiệu quả lúc này là kết hợp lối sống khoa học và sản phẩm bổ trợ có chứa đầy đủ các dưỡng chất, chất chống oxy hóa cần thiết nhất cho mắt để giúp tăng cường thị lực, giảm tác hại do biến chứng và phòng đục thủy tinh thể tiến triển nặng nề hơn, tránh nguy cơ mất thị lực hoàn toàn cho trẻ.
Một sản phẩm vừa đáp ứng đủ các thành phần cần thiết cho mắt, lại vừa an toàn, lành tính phù hợp với trẻ hiện nay là Minh Nhãn Khang. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo cho bé sử dụng khi lên 7 tuổi để giúp con chăm sóc và bảo vệ mắt tối ưu nhất.
Xem thêm:
Minh Nhãn Khang – giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể
Người đục thủy tinh thể nên ăn gì?
Nguồn tham khảo:
http://www.rnib.org.uk/eye-health-eye-conditions-z-eye-conditions/congenital-cataracts
https://en.wikipedia.org/wiki/Congenital_cataract
Con tôi bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, cháu đã mổ nhưng mắt không sáng như những đứa trẻ bình thường, tôi rất lo cho con. Bé nhà tôi được 14 tuổi rồi liệu dùng Minh Nhãn Khang được không.
Chào bạn,
Chúng tôi rất hiểu nỗi lo lắng của bạn dành cho thị lực của con mình bởi lẽ đục thủy tinh thể bẩm sinh là chứng bệnh khá nguy hiểm có thể lấy đi thị lực của trẻ. Phẫu thuật gần như là phương pháp duy nhất giúp điều trị chứng bệnh này, tuy nhiên phẫu thuật thành công ở mức độ nào còn phụ thuộc vào thời điểm phẫu thuật (tốt nhất vài tuần ngay sau khi sinh), cách thức điều chỉnh quang học và luyện tập để khôi phục thị lực sau mổ…
Bé nhà bạn đã mổ thay thủy tinh thể nhân tạo nhưng thị lực không cải thiện nhiều, trước mắt bạn cần đưa bé đi thăm khám thường xuyên tại các cơ sở chuyên khoa mắt để theo dõi và có những can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tăng cường cho bé sử dụng những thực phẩm tốt chứa nhiều beta – carotene tốt cho thị lực như những loại rau xanh đậm, các loại củ quả có màu sặc sỡ… Cá (đặc biệt là cá biển) cũng nên xuất hiện trong thực đơn 1-2 lần/tuần.
Tpcn Minh Nhãn Khang là sản phẩm chuyên biệt giúp tăng cường thị lực, bảo vệ và phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về mắt, do đó, con bạn hoàn toàn có thể sử dụng được. Ở độ tuổi của cháu nên sử dụng với liều 2viên/ngày/2 lần từ 3- 6 tháng.
Để lấy lại thị lực sau khi bị đục thủy tinh thể bẩm sinh cần thời gian, theo dõi chặt chẽ cũng như phối hợp giữa chế độ dinh dưỡng và sản phẩm hỗ trợ. Hy vọng rằng,với những biện pháp trên, cháu nhà bạn sẽ sớm khắc phục được tình trạng bệnh của mình.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Mắt trái của em bị viêm màng bồ đào sau bẩm sinh mổ lấy thủy tinh thể đã hơn 10 năm. Từ sau khi mổ đến nay mắt vẫn động suốt, thấy hình ảnh rất mờ và hay bị nhảy. Xin hỏi bác sĩ có cách nào giúp em điều trị không?
Chào bạn,
Đục thủy tinh thể là một trong những biến chứng của viêm màng bồ đào. Bạn đã thay thủy tinh thể nhân tạo nhưng thị lực mắt không cải thiện, theo chúng tôi bạn nên đi khám lại tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để tìm ra nguyên nhân cũng như có hướng khắc phục điều trị sớm. Bởi bệnh về mắt đều là những bệnh rất nhạy cảm, cần phải được thăm khám kỹ lưỡng thì bác sĩ mới có thể chẩn đoán đúng tình trạng bệnh, cũng như lựa chọn được cho mình phương pháp điều trị hợp lý.
Màng bồ đào sau có chứa rất nhiều mạch máu đi nuôi dưỡng các cơ quan quan trọng của mắt, trong đó có võng mạc. Việc điều trị không tốt sẽ làm cho bệnh tái đi tái lại rất nguy hiểm, làm ảnh hưởng xấu đến thị lực. Chính vì lẽ đó, ngoài các biện pháp điều trị của bác sĩ, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ Minh Nhãn Khang. Bên cạnh những chất dinh dưỡng cung cấp cho mắt, sản phẩm Minh Nhãn Khang có chứa một loại kháng sinh thiên nhiên là berberin và palmatin trong cây Hoàng Đằng giúp làm giảm nguy cơ viêm nhiễm, bảo vệ mắt, và duy trì được thị lực.
Chúc bạn sức khỏe!