Giải đáp tất cả các thắc mắc xoay quanh độ cận thị

0:00
0:00
5/5 - (1 bình chọn)

Độ cận thị là thông số dùng để đánh giá mức độ bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh thông số này như làm sao để tính độ cận thị? Độ cận thị bao nhiêu là nặng? Là bao nhiêu thì cần đeo kính? Có cách nào làm giảm độ cận thị không?… Nếu bạn cũng chưa hiểu rõ, hãy tìm câu trả lời ngay sau đây.

Độ cận thị được tính như thế nào?

Để đo độ cận thị, cách tốt nhất là đến bệnh viện, phòng khám mắt. Ngoài ra, nếu chưa có điều kiện đi khám, bạn cũng có thể tự đo để ước lượng tương đối tại nhà.

Đo độ cận thị tại bệnh viện và phòng khám

Trước đây, khi đến bệnh viện hoặc phòng khám mắt, người bệnh sẽ được đo độ cận thị bằng các bảng đo như bảng Landolt, bảng chữ E, bảng chữ cái của Snellen, bảng thị lực hình đồ vật/ con vật… Độ cận thị sẽ được tính dựa vào điểm cực cận (khoảng cách gần nhất nhìn rõ) và điểm cực viễn (khoảng cách xa nhất nhìn rõ) của mắt mỗi người.

Ngày nay, với công nghệ hiện đại, độ cận thị có thể được đo nhanh chóng và chính xác hơn bằng máy điện tử hoặc lắp kính mẫu.

Đo độ cận thị tại nhà

  • Chuẩn bị: 1 bìa giấy cứng in chữ bất kì không có dấu (ở phông chữ Times New Roman, kích cỡ 14, bôi đậm), 1 cây thước có đơn vị cm, 1 sợi dây dài màu trắng khoảng 105-110cm, 2 cây bút có màu mực khác nhau, 1 người hỗ trợ.
  • Tiến hành: Người được đo độ cận dùng một tay che một mắt lại (chỉ nhìn bằng mắt cần đo), tay còn lại cầm một đầu sợi dây đặt dưới mắt sao cho ngang với mũi và cách đầu mũi 1cm. Người hỗ trợ cầm dây kéo căng ra bằng 1 tay, tay còn lại cầm bìa giấy di chuyển từ sát mắt ra xa dần trên sợi dây, yêu cầu người được đo đọc chữ trên giấy để xác định 2 điểm cực cận và cực viễn rồi đánh dấu lại bằng bút.
  • Cách tính độ cận: Lấy cây thước đo khoảng cách từ đầu sợi dây (người được đo cầm) đến điểm xa nhất mà mắt người được đo nhìn rõ. Lấy 100 chia cho khoảng cách vừa đo được sẽ ra độ cận của mắt. Ví dụ: khi khoảng cách xa nhất nhìn rõ là 40 cm thì độ cận sẽ = 100/40 = 2.5

Độ cận thị bao nhiêu là nặng?

Độ cận thị được tính bằng đơn vị Diop (đi-ốp) viết tắt là D, biểu thị độ cong của thấu kính sử dụng để giúp mắt có thể nhìn thấy các vật thể một cách bình thường. Ngoài ra, độ cận thường được kí hiệu trên mặt kính là -D. Dấu “ – “ là chỉ tật cận thị, còn kí hiệu dấu “ + “ là chỉ tật viễn thị. Ví dụ như -1D, -2D, -3D có nghĩa là cận thị 1 độ, 2 độ, 3 độ.

Số Diop càng lớn thì bệnh cận thị càng nặng và thấu kính cần đeo sẽ càng cong và dày, cụ thể như sau:

  • Cận thị nhẹ: < -3.00D
  • Cận thị trung bình: -3.00 đến -6.00D
  • Cận thị nặng: > -6.00D

Độ cận thị càng cao thì nguy cơ mù lòa càng lớn

Độ cận thị càng cao thì nguy cơ mù lòa càng lớn

Độ cận thị trung bình hoặc nặng sẽ tạo nhiều khó khăn cho công việc, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc thêm các bệnh dễ gây mù lòa khác như đục thủy tinh thể, bong rách võng mạc, thoái hóa điểm vàng… Để ngăn chặn điều này, hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số0971.003.903 để được chuyên gia nhãn khoa hỗ trợ.

Độ cận thị bao nhiêu là cao nhất?

Độ cận thị không có giới hạn tối đa. Trên thực tế đã có nhiều người bị cận thị rất nặng, đến mức 20, 25 độ. Những trường hợp này thường mắc cận thị kèm theo một số bệnh nghiêm trọng khác về mắt như đục thủy tinh thể, glocom, thoái hóa điểm vàng… Khi độ cận vượt quá 50 độ, người bệnh được xem là mù vì chỉ nhìn được sự vật ở cách mắt tối đa 2 cm.

Độ cận thị là bao nhiêu thì cần đeo kính?

Đa phần mọi người thường nghĩ rằng cận thị nặng thì mới cần đeo kính. Tuy nhiên, điều này chưa chính xác, bởi thời điểm cần đeo kính không chỉ phụ thuộc vào độ cận mà còn phụ thuộc vào tính chất công việc, cụ thể như sau:

  • Độ cận từ 0.25 – 0.5 Diop: chưa ảnh hưởng đến cuộc sống nên chưa cần đeo kính.
  • Độ cận từ 0.75 – dưới 1 Diop: Nên đeo kính khi cần nhìn xa, nhìn gần như đọc sách, học bài, nấu ăn… thì không cần đeo.
  • Độ cận từ 1 – dưới 1.5 Diop: Cần phải đeo kính khi nhìn xa, nhìn gần có thể đeo hoặc không.
  • Độ cận bằng hoặc lớn hơn 1.5 Diop: Cần đeo kính thường xuyên khi làm việc để tránh mắt phải cố gắng điều tiết gây tăng độ nhanh.

Độ cận thị có quy đổi được sang mức thị lực theo thang 10 không?

Có một mối tương quan giữa độ cận thị và thị lực theo thang 10. Tuy nhiên, kết quả quy đổi chỉ gần đúng trong trường hợp người bệnh mắc duy nhất tật cận thị, không kèm theo bất kỳ một bệnh gây ảnh hưởng đến thị lực nào khác. Bạn có thể tham khảo để quy đổi như sau:

  • Độ cận 0 Diop: thị lực là 10/10
  • Độ cận 0.75 Diop: thị lực là 5 – 7/10
  • Độ cận 1.50 Diop: thị lực là 2 – 4/10
  • Độ cận 2.50 Diop: thị lực là 1/10
  • Độ cận 3.00 Diop: thị lực nhỏ hơn 1/10
  • Độ cận 6.00 diop: thị lực nhỏ hơn 0.5/10

Có thuốc nào ngăn ngừa tăng độ cận thị không?

Câu trả lời là có. Hiện nay, một loại thuốc tên là Atropine 0.01% đã được nghiên cứu chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển chiều dài của trục nhãn cầu, qua đó giúp ngăn ngừa tăng độ cận thị. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có tác dụng đối với trẻ em từ 6 – 17 tuổi. Ở người từ 18 tuổi trở lên, chiều dài trục nhãn cầu đã hoàn thiện nên thuốc không còn tác dụng nữa.

 Đã có thuốc ngăn tăng độ cận thị cho trẻ em

Đã có thuốc ngăn tăng độ cận thị cho trẻ em

Có cách nào làm giảm độ cận thị không?

Sự thật là cho đến nay vẫn chưa có cách nào làm giảm được độ cận thị. Thế nhưng, bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi nếu chăm sóc mắt theo một số lưu ý dưới đây, bạn có thể kiểm soát được bệnh, nghĩa là giữ được độ cận thị không tăng lên.

  • Đeo kính đúng độ
  • Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, tivi…)
  • Đặt sách vở, máy tính, điện thoại… không quá gần mắt, tối thiểu phải cách mắt từ 30cm khi học tập và làm việc.
  • Khi xem tivi cần giữ khoảng cách tối thiểu khoảng 3 – 4 m
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mạnh như ánh nắng, tia xạ, tia lửa hàn…
  • Làm việc, học tập ở môi trường đủ ánh sáng, ánh sáng liên tục không chập chờn
  • Không đọc sách báo, xem phim trên điện thoại/ máy tính khi đang di chuyển
  • Không thức khuya, đảm bảo thời gia ngủ khoảng 6 – 8 giờ/ ngày
  • Thực hiện các bài tập mắt thường xuyên như: chườm ấm mắt bằng lòng bàn tay, mát xa mắt theo vòng tròn, nhìn xa nhìn gần, vẽ số 8 bằng di chuyển mắt, đảo mắt theo vòng tròn…
  • Tăng cường thực phẩm tốt cho mắt trong các bữa ăn hàng ngày: cà rốt, bí ngô, cà chua, đu đủ, ớt chuông, khoai lang, súp lơ xanh, cà tím, rau cải xoong, rau bina, rau dền, trứng, cá hồi, cá ngừ…
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt như Kẽm, vitamin B2, Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin… qua viên bổ mắt Minh Nhãn Khang.

Nhờ áp dụng các hướng dẫn trên, hàng triệu người đã thoát khỏi cảnh mờ nhòe, nhức mỏi do cận thị gây ra.

Video dưới đây là chia sẻ từ chị Hồ Thị Xuân (Kiên Giang), một trường hợp cận thị nặng đến 8 độ nhưng đã cải thiện đến 90%, mắt nhìn sáng rõ, hết hẳn nhức mỏi, khô rát và loại bỏ được các chấm đen ruồi bay khó chịu.

Giải pháp giúp mắt sáng rõ, hết khô mỏi dù cận nặng gần 20 năm trời

Trong những năm 70, Việt Nam mới chỉ có khoảng 25% dân số bị cận thị, thế nhưng tới nay, con số này đã vượt mức 40%. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cận thị và độ cận thị, từ đó có hướng bảo vệ đôi mắt của mình trước căn bệnh này một cách tốt nhất.

Xem thêm:

Top 10 thức ăn tốt nhất giúp ngăn tăng độ cận thị hiệu quả

Hướng dẫn thực hiện các bài tập tốt cho mắt

Nguồn tham khảo: allaboutvision.com

Tags:

BẢNG GIÁ

1. Minh Nhãn Khang Platinum hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

2. Minh Nhãn Khang hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

3. Minh Nhãn Khang hộp 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

4. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận