Chắc hẳn đã không ít lần bạn nghe nhắc đến tình trạng mắt bị cườm. Tuy nhiên, nếu vẫn chưa hiểu rõ mắt bị cườm là một bệnh hay một nhóm bệnh về mắt, dấu hiệu và cách trị hiện nay, thì câu trả lời từ chuyên gia nhãn khoa trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề này.
Mắt bị cườm là gì?
Khi nói mắt bị cườm thực chất là nhắc đến cườm khô hoặc cườm nước – hai bệnh về mắt có tên gọi gần giống nhau nhưng lại có những khác biệt lớn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị.
Mắt bị cườm khô
Cườm khô còn được gọi là cườm đá hoặc đục thủy tinh thể, xảy ra khi các phân tử protein trong thủy tinh thể của mắt co cụm lại thành đám, khiến thủy tinh thể không còn trong suốt.
Đây là bệnh về mắt phổ biến nhất, tuy thường tiến triển chậm nhưng lại là nguyên nhân gây giảm thị lực và mù lòa hàng đầu hiện nay. Theo kết quả điều tra do Bộ y tế thực hiện năm 2015, tỷ lệ mù lòa do cườm khô ở nước ta đã chiếm 74% trong tổng các trường hợp mù.
Mắt bị cườm nước
Cườm nước còn được gọi là tăng nhãn áp, glocom, thiên đầu thống; xảy ra khi áp lực trong mắt tăng lên do thủy dịch không thoát được ra ngoài, gây tổn thương hệ thống dây thần kinh thị giác và võng mạc.
Đây là bệnh lý ít gặp hơn so với cườm khô, tuy nhiên lại nguy hiểm hơn, nếu không trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa trong thời gian chỉ vài tuần hay vài tháng.
Mắt bị cườm nghĩa là mắc bệnh cườm khô hoặc cườm nước
Cườm khô và cườm nước có chung một số biểu hiện như: nhìn mờ, thấy xuất hiện quầng sáng hoặc hình ảnh như cầu vồng quanh ánh đèn, ngọn lửa hoặc các nguồn sáng khác…. Ngoài ra, chúng còn có khá nhiều biểu hiện riêng rất dễ phân biệt.
Dấu hiệu cườm khô
Dấu hiệu cườm nước
– Nhìn sự vật như có màng sương che phủ
– Nhìn thấy chấm đen, đốm đen
– Chói sáng, lóa sáng
– Khó nhìn khi trời tối
– Tăng độ kính nhanh
– Nhìn 1 vật thành 2, 3
– Màu sắc chuyển sang vàng tối
– Mất dần tầm nhìn ngoại vi: người bệnh có cảm giác như nhìn qua đường hầm.
– Đau đầu hoặc đau nhức trong hốc mắt.
– Cộm mắt, chảy nước mắt.
– Mắt sưng đỏ, khi lấy tay di vào phần mí mắt trên thấy cứng như hòn bi.
– Buồn nôn, nôn.
Phần lớn các trường hợp giảm thị lực nghiêm trọng, mù lòa đều là do phát hiện và điều trị muộn. Do vậy, nếu nhận thấy dù chỉ một trong những dấu hiện cảnh báo mắt bị cườm kể trên, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0971.003.903 để được tư vấn giải pháp trị kịp thời.
Nguyên nhân mắt bị cườm
Nguyên nhân thì khác nhau, nhưng cườm khô và cườm nước lại có những yếu tố nguy cơ gây bệnh tương đối giống nhau, cụ thể là do:
– Mắc các bệnh về mắt: viêm giác mạc, viêm kết mạc, chấn thương mắt, khô mắt, tật khúc xạ…
– Người mắc các bệnh mạn tính như: tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì…
– Sử dụng thuốc dài ngày như: corticoid, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc trầm cảm…
– Gia đình có người bị cườm mắt.
– Tuổi cao.
– Môi trường sống ô nhiễm nhiều tia tử ngoại, khói bụi, vi khuẩn…
– Dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch, không cung cấp đủ dưỡng chất cho mắt.
– Dùng quá nhiều chất kích thích như: bia rượu, thuốc lá…
– Tiếp xúc nhiều với các xạ ion hóa được sử dụng trong X – quang và xạ trị ung thư.
Mắt bị cườm nên làm gì cho hết?
Khi được chẩn đoán mắc cườm nước hay cườm khô, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng sức khỏe, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị chuyên biệt.
Cườm khô
Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo là phương pháp điều trị cườm khô nhiều người biết tới, tuy nhiên do có những rủi ro nhất định nên thường chỉ áp dụng khi cườm khô đã ở giai đoạn nặng, thị lực chỉ còn 1 – 2/10, người bệnh không thể tự sinh hoạt cá nhân.
Trong trường hợp mắt vẫn nhìn tốt, giải pháp điều trị cườm khô chính là bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để ổn định thị lực và ngăn bệnh nặng hơn. Hiện nay Alpha lipoic acid (ALA) là chất chống oxy hóa được đánh giá cao trong việc phá vỡ và ngăn ngừa mảng protein kết tụ. Nhờ sử dụng những sản phẩm bổ mắt chứa ALA, tiêu biểu là Minh Nhãn Khang, hàng ngàn người như cô Phạm Thị Phức (xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng – 01683 428 117) đã nhanh chóng loại bỏ cườm khô và gìn giữ được đôi mắt sáng khỏe.
Cườm nước
– Giai đoạn nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc nhỏ, thuốc uống như: thuốc chẹn beta, thuốc chủ vận Alpha, thuốc tương tự Prrostaglandin,… để làm hạ nhãn áp.
– Giai đoạn nặng hay cườm nước cấp tính, người bệnh sẽ cần phẫu thuật để khơi thông kênh thoát thủy dịch hoặc tạo lỗ thoát nước nhân tạo để nhanh chóng đưa nhãn áp về mức thường.
Phẫu thuật điều trị mắt bị cườm nước
Bên cạnh thuốc tây và phẫu thuật, việc sử dụng chất chống oxy hóa mạnh Alpha lipoic acid kết hợp cùng các dưỡng chất thiết yếu như Lutein, Zeaxanthin cũng rất có ích trong việc bảo vệ võng mạc, dây thần kinh thị giác tránh khỏi tổn thương khi nhãn áp tăng cao; qua đó giúp người bệnh cải thiện thị lực, tránh mù lòa hiệu quả.
Ngoài ra, một lối sống khoa học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị cườm khô, cườm nước hay bất kỳ bệnh về mắt nào khác. Để giúp mắt bị cườm nhanh sáng khỏe trở lại, người bệnh được khuyến cáo nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi; đeo kính bảo vệ mắt tránh tia UV; nghỉ ngơi đầy đủ; hạn chế dùng máy tính, điện thoại, xem tivi; tránh uống rượu bia, hút thuốc lá; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên…
bà Lê Thị Đạo: Tuổi về già, niềm vui lớn nhất của những bậc sinh thành là được khỏe mạnh và sống vui vầy cùng con cháu mỗi ngày. Thế nhưng với bà Lê...