Bong võng mạc là bệnh lý nguy hiểm của mắt có thể bắt gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi. Với những trường hợp được phát hiện và điều trị sớm có thể cải thiện được tầm nhìn nhưng nếu để lâu sẽ khiến người bệnh mất đi thị lực vĩnh viễn.
Bong võng mạc là gì?
Võng mạc là lớp màng thần kinh mỏng ở đáy mắt có vai trò hội tụ, cảm nhận ánh sáng và truyền tín hiệu đến não bộ giúp chúng ta có thể nhìn thấy rõ được hình ảnh. Hiện tượng bong võng mạc xảy ra khi võng mạc bị tách ra khỏi các mô xung quanh, vì thế nó không thể thực hiện được đúng nhiệm vụ của mình. Nếu không được điều trị kịp thời, bong võng mạc có thể gây suy giảm tầm nhìn và mất thị lực vĩnh viễn.
Bong võng mạc có thể dẫn đến mù lòa
Triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo bị bong võng mạc
Trước khi bị suy giảm tầm nhìn, người mắc bệnh bong võng mạc có thể được cảnh báo thông qua những dấu hiệu như:
– Bất ngờ xuất hiện những “hạt nổi” (floaters) là những dấu chấm hoặc đốm, vệt trôi nổi màu đen trước tầm nhìn của bạn.
– Nhìn hình ảnh bị mờ và biến dạng.
– Cảm giác chói mắt khi gặp ánh sáng.
Nếu không điều trị, thị lực sẽ nhanh chóng bị ảnh hưởng và bắt đầu kém đi, dần dần “bức màn đen” sẽ lan rộng trước tầm nhìn của bạn. Bong võng mạc thường chỉ xảy ra ở một mắt nhưng nếu để lâu dài thì nguy cơ lan tiếp sang mắt còn lại là rất cao.
Khi tầm nhìn bị suy giảm, bạn hãy tới bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa mắt gần nhất để được thăm khám và điều trị bệnh sớm, đồng thời gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0971.003.903 để được chuyên gia nhãn khoa tư vấn giải pháp bảo vệ thị lực tối ưu.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bong võng mạc
Bong võng mạc thường gặp ở những người sau tuổi 40 do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên cũng có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới bong võng mạc do bị cận thị nặng, chấn thương va đập vào mắt hoặc sau phẫu thuật thay thủy tinh thể, người mắc các bệnh về mắt như viêm màng bồ đào, thoái hóa điểm vàng hay những người trong tiền sử gia đình có người mắc bệnh bong võng mạc.
Nguyên nhân gây bong võng mạc
– Nguyên nhân phổ biến nhất gây bong võng mạc là do hiện tượng lão hóa bình thường của cơ thể khi gel (dịch kính) của mắt bị tách ra khỏi võng mạc hoặc do tổn thương võng mạc sau phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo, chấn thương vào mắt, viêm màng bồ đào, khối u trong mắt,…
– Nguyên nhân ít phổ biến: Do biến chứng của bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh võng mạc tiểu đường do quá trình phá vỡ các mạch máu tân sinh trong mắt và hình thành nên các vết sẹo, có thể kéo võng mạc ra khỏi vị trí của nó. Hoặc ban đầu võng mạc vẫn còn nguyên vẹn, nhưng chất lỏng từ các khu vực khác tập hợp đằng sau nó do viêm và sưng bên trong mắt gây chèn ép các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc, điều này có thể gặp khi bị viêm màng bồ đào và một số loại ung thư hiếm gặp mắt.
Chẩn đoán sớm khi bị bong võng mạc
Nếu bạn nghi ngờ bị bong võng mạc, có thể bạn sẽ được giới thiệu đến một chuyên gia nhãn khoa để được thăm khám. Với dụng cụ chính là kính soi đáy mắt (kính lúp kết nối với ánh sáng) và một đèn khe (kính hiển vi phóng đại) để kiểm tra võng mạc.
Các phương pháp điều trị bong võng mạc
Đối với bệnh bong võng mạc, bạn bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật để hạn chế nguy cơ mất thị lực. Phẫu thuật sẽ được thực hiện sau khi gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ bằng thuốc nhỏ mắt hoặc tiêm trực tiếp vào mắt. Sau đó, một loại thuốc nhỏ mắt sau đó sẽ được nhỏ trực tiếp để mở rộng đồng tử. Dưới đây là một số phẫu thuật được thực hiện để điều trị bong võng mạc:
– Phẫu thuật Laser (dùng nhiệt): với phương pháp này các bác sĩ sẽ dùng tia laser chiếu vào nơi có vết rách trên võng mạc và tạo nên một mối hàn tại tại đó.
– Phẫu thuật Cryopexy (đóng băng): các bác sĩ sẽ tiến hành thăm dò vị trí bị rách và đóng băng (dính) bề mặt ngoài của mắt và khu vực xung quanh vết rách tại võng mạc.
– Dán củng mạc (scleral buckle): được thực hiện bằng cách khâu một miếng silicon tại vị trí bị bong võng mạc. Tại đây silicon sẽ có tác dụng gắn kết võng mạc bị bong với nhãn cầu, làm giảm một số lực kéo của thủy tinh thể trên võng mạc, giúp ổn định cấu tạo của võng mạc trên bền mặt nhãn cầu.
– Bơm không khí hoặc khí vào mắt (Pneumatic retinopexy): dùng để điều trị bong võng mạc mức độ nhẹ, được thực hiện bằng cách tiêm một bong bóng không khí hoặc khí vào thủy tinh thể nhằm tạo áp lực để đưa võng mạc trở lại vào vị trí ban đầu.
Phẫu thuật bơm khí nén cho mắt bị bong võng mạc
Biến chứng sau phẫu thuật điều trị bong võng mạc
Tuy là hiếm gặp nhưng bạn vẫn có khả năng gặp phải một số biến chứng sau đây:
– Xuất huyết bên trong mắt.
– Võng mạc bị tổn thương nặng hơn.
– Bầm tím xung quanh mắt.
– Áp lực trong mắt tăng cao (bệnh glocom).
– Đục thủy tinh thể sau phẫu thuật.
– Xuất hiện hiện tượng nhìn đôi.
– Nhiễm trùng mắt.
Giải pháp bảo vệ thị lực tối ưu khi bị bong võng mạc
Để tránh bong võng mạc hình thành và tiến triển nặng, cung cấp đầy đủ cho mắt nguồn chất chống oxy hóa và dinh dưỡng thiết yếu để chống lại quá trình lão hóa mắt là yếu tố tiên quyết.
Theo nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học Nga, Hoa Kỳ cho thấy, Alpha lipoic acid là chất chống oxy hóa ưu việt, có khả năng loại bỏ triệt để các gốc tự do độc hại (tác nhân chính khiến dịch kính thoái hóa và tách khỏi võng mạc, lâu dần dẫn đến bong võng mạc). Bên cạnh đó, Lutein và Zeaxanthin lại là những thành phần chính cấu tạo nên võng mạc, giúp chống thoái hóa võng mạc. Bởi vậy, sử dụng sớm Minh Nhãn Khang – viên uống bổ mắt chứa đồng thời Alpha lipoic acid, Lutein và Zeaxanthin chính là giải pháp tối ưu giúp phòng ngừa và ngăn chặn bong võng mạc tiến triển, giúp gìn giữ thị lực, loại bỏ mờ nhòe, chấm đen, chớp sáng,…nhanh và bền vững cho người bệnh.
Viên uống bổ mắt giúp ngăn ngừa bong võng mạc giúp mắt luôn sáng khỏe
Song song với dùng Minh Nhãn Khang, người bị bong võng mạc cũng cần chú ý một số vấn đề về lối sống như hướng dẫn sau để bảo vệ thị lực hiệu quả:
– Đi khám thường xuyên và ngay khi thấy mờ mắt nặng đột ngột, số lượng chấm đen, chớp sáng tăng lên ồ ạt.
– Tránh các vận động nặng hay cử động cúi đầu, rung lắc đầu.
– Đeo kính bảo vệ mắt khỏi ánh nắng, tia bức xạ máy tính, điện thoại, ti vi hay các thiết bị điện tử khác.
– Ngủ sớm, đủ giấc, không để mắt làm việc quá sức.
– Ăn nhiều thực phẩm tốt cho mắt: cá biển (cá ngừ, cá thu, cá hồi,…), rau củ đậm màu (cà rốt, bí ngô, đu đủ, cà chua, cam, súp lơ xanh, đậu Hà Lan,…), các loại hạt khô (hạnh nhân, hạt điều, vừng, đậu xanh, đậu đỏ…)
Bong võng mạc rất nguy hiểm, do vậy nắm rõ các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, từ đó đi khám, điều trị sớm, đồng thời có hướng chăm sóc mắt phù hợp chính là chìa khóa giúp người bệnh ngăn ngừa mất thị lực.
Xem thêm:
Minh Nhãn Khang – Giải pháp ngăn ngừa mọi bệnh về mắt
10 cách giúp gìn giữ đôi mắt sáng khỏe đơn giản tại nhà
Ds. Hồng Cúc
Nguồn tham khảo:
http://www.nhs.uk/
http://www.webmd.com/
——————————————
Thông tin cho bạn: Tpcn Minh Nhãn Khang – Giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng… duy trì thị lực cho đôi mắt luôn sáng khỏe.
Bác si cho chau hoi là .cháu bi chân thương mắt hồi nhỏ.thị lưc h giảm còn 1/10.đi khám bs ns là chau bị thoái hóa võng mạc có vết sẹo ỏ võng mạc.thì cháu có thể chữa khỏi đc ko ạk
Chào bạn,
Với bệnh lý sẹo võng mạc thì hiện nay chưa có phương pháp nào có thể trị khỏi hoàn toàn. Trong giai đoạn hiện tại, bạn nên bổ sung thêm những viên uống bổ mắt để ngăn chặn quá trình thoái hóa tiến triển. Bạn có thể sử dụng viên uống Minh Nhãn Khang với liều 4 viên/ngày chia làm 2 lần theo liệu trình tối thiểu 3 tháng để bảo vệ thị lực của mình.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!