Những câu hỏi thường gặp về bệnh glocom – cườm nước

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh glocom, tăng nhãn áp hay cườm nước đều chỉ chung một bệnh làm ảnh hưởng xấu đến thị lực. Tuy rất phổ biến ở những người trung niên và cao tuổi, nhưng sự hiểu biết về căn bệnh này vẫn chưa được sáng tỏ ở nhiều điểm, dẫn tới việc điều trị không đạt hiệu quả như mong muốn. Thông qua việc giải đáp những thắc mắc thường gặp, các chuyên gia Nhãn khoa Hoa Kỳ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan, cụ thể hơn về căn bệnh này.

Bệnh glocom / tăng nhãn áp / cườm nước là gì?

Bệnh glocom / tăng nhãn áp / cườm nước là tình trạng nhãn áp trong mắt tăng cao, gây tổn thương tới hệ thống dây thần kinh thị giác, có nguy cơ dẫn tới mù lòa.

Có khoảng 1.2 triệu sợi dây thần kinh ở võng mạc được tập trung lại với nhau tạo thành sợi dây thần kinh thị giác – nằm ở đáy mắt. Đây là hệ thống thần kinh có tác dụng chuyển hình ảnh thành tín hiệu thần kinh, gửi các xung điện này đến não. Não sau đó sẽ giải mã các tín hiệu nhận được và trả về kết quả là những gì mà chúng ta nhìn thấy.

Dây thần kinh thị giác bị tổn thương khi nhãn áp tăng cao

Dây thần kinh thị giác bị tổn thương khi nhãn áp tăng cao

Nguyên nhân gây bệnh glocom / tăng nhãn áp / cườm nước?

Thể mi là một cơ quan nằm ở phía sau của mống mắt (bộ phận làm cho mắt có màu đen, xám), có nhiệm vụ sản sinh ra một chất lỏng gọi là thủy dịch. Thủy dịch này tồn tại ở một khoang trống nằm giữa thủy tinh thể và giác mạc. Bình thường chất dịch sẽ được luân chuyển thường xuyên ra khỏi mắt thông qua mạng lưới là các kênh thoát thủy tinh dịch để giữ áp suất ổn định trong mắt, giúp duy trì hình dạng của nhãn cầu và cố định võng mạc nằm sát vào đáy mắt.

Trong một số trường hợp, kênh thoát thủy dịch gặp trục trặc, nó có thể bị đóng lại hoàn toàn hoặc tổn thương các mạng lưới kênh nhỏ, sẽ gây ứ trệ thủy dịch trong mắt khiến nhãn áp tăng cao. Về lâu dài nhãn áp tăng làm tổn thương đến hệ thống dây thần kinh thị giác nằm phía sau nhãn cầu, gây ra bệnh glocom/tăng nhãn áp hay là cườm nước.

Biểu hiện khi bị tổn thương dây thần kinh thị giác có thể khác nhau ở từng người. Có những người khi áp lực trong mắt đã tăng rất cao nhưng dây thần kinh thị giác vẫn chưa có nhiều ảnh hưởng, hoặc ngược lại ở nhiều người khi nhãn áp mới tăng nhẹ hệ thống dây thần kinh này đã bị tổn thương, làm xuất hiện nhanh các dấu hiệu hoặc triệu chứng.

Có bao nhiêu dạng bệnh glocom / tăng nhãn áp / cườm nước?

Các chuyên gia cho biết, có 2 dạng chính của bệnh tăng nhãn áp:

– Tăng nhãn áp góc mở: phổ biến nhất, thường xuất hiện trên độ tuổi 45. Đây là bệnh mạn tính, hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao áp suất tăng cao trong mắt. Một số chuyên gia còn gọi đây là bệnh tăng nhãn áp thầm lặng bởi nó tiến triển âm thầm, rất khi ít khi làm phát sinh triệu chứng trong giai đoạn sớm.

– Tăng nhãn áp góc đóng: không giống như tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng thường có xu hướng rầm rộ, đột ngột làm gia tăng áp lực nhanh chóng trong mắt. Điều này có thể gây ra các triệu chứng đột ngột như đau, đỏ, mờ mắt, có thể kèm theo buồn nôn và ói mửa. Tăng nhãn áp góc đóng là tình trạng cấp cứu khẩn cấp, cần được điều trị kịp thời để hạn chế tối đa tổn thương dây thần kinh thị giác.

Ngoài ra, còn có nhiều loại tăng nhãn áp khác nhau, như tăng nhãn áp thứ cấp phát triển sau khi mắc một bệnh gì về mắt hoặc chấn thương; tăng nhãn áp bẩm sinh xuất hiện ngay khi đứa trẻ sinh ra; hoặc tăng nhãn áp sắc tố…

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh glocom / tăng nhãn áp / cườm nước?

Ai cũng có thể mắc bệnh cườm nước, từ trẻ em cho đến người lớn tuổi. Nhưng khi bạn có một số yếu tố nguy cơ dưới đây, bạn sẽ có khả năng cao phát triển căn bệnh này trong tương lai:

– Tuổi: mặc dù bệnh glocom có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở những người trên 50.

– Lịch sử gia đình: bệnh glocom có yếu tố gia đình,  nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu gia đình có người thân mắc bệnh bạn sẽ có nguy cơ cao bị glocom gấp 3.7 lần người khác

– Những người có áp suất trong mắt cao hơn bình thường: nhãn áp cao không có nghĩa là bạn bị bệnh tăng nhãn áp nếu như dây thần kinh không bị tổn thương. Nhưng những người có nhãn áp cao thì nguy cơ chẩn đoán bệnh sẽ lớn hơn.

– Mắc một số bệnh như tiểu đường, cận thị, tăng huyết áp

– Những người sử dụng dài ngày thuốc chống viêm nhóm steroid (hydrocortisol, prednisolon…)

Glocom – cườm nước có thể làm giảm nghiêm trọng hoặc mất thị lực chỉ sau vài tháng, vài ngày, thậm chí vài giờ. Do vậy, ngay khi phát hiện bệnh, bạn cần đi khám ngay và gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0971.003.903 để được tư vấn giải pháp trị kịp thời.

Làm thế nào để biết mình có bị bệnh glocom / tăng nhãn áp / cườm nước hay không?

Phần lớn các trường hợp tăng nhãn áp đều không có triệu chứng điển hình, ngoại trừ tăng nhãn áp cấp tính. Đa số người bệnh hoàn toàn không biết mình đang bị căn bệnh này. Một số trường hợp nếu nhãn áp trong mắt quá cao, người bệnh sẽ thấy mờ hoặc mất dần tầm nhìn ngoại vi (tầm nhìn qua đường hầm). Ngược lại thì tăng nhãn áp cấp tính có các triệu chứng rõ ràng hơn với cơn đau nhức mắt xuất hiện đột ngột, ngoài ra còn có những dấu hiệu khác như đỏ mắt, quầng sáng, nhạy cảm với ánh sáng, nhức đầu…

Phương pháp tốt nhất để chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp là thông qua một cuộc kiểm tra mắt toàn diện bởi bác sĩ nhãn khoa. Điều này nên được khuyến khích ở những đối tượng có nguy cơ cao, hoặc những người lớn tuổi.

Nên ăn gì, kiêng gì khi bị bệnh glocom / tăng nhãn áp / cườm nước?

Khi bị cườm nước, bạn không cần quá kiêng khem bởi bạn có thể ăn tất cả những gì họ muốn.

– Bổ sung omega-3: có nhiều trong các loại cá biển, tập trung nhiều ở võng mạc nên giúp bảo vệ mắt khỏi nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng.

– Ăn nhiều thực phẩm chứa Lutein và Zeaxanthin: rau cải bó xôi, bông cải xanh, lòng đỏ trứng… Bởi vì các chất dinh dưỡng này tan trong dầu, nêu khi nấu ăn bạn nên cho thêm một chút dầu hoặc bơ để hấp thu chúng được nhiều hơn.

– Tránh chất béo trans: Đây là chất béo công nghiệp do đã bị hydrat hóa, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, bánh rán, bánh quy, các loại bánh ngọt bởi chúng sẽ thúc đẩy làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Các phương pháp điều trị bệnh glocom / tăng nhãn áp / cườm nước?

Mục tiêu chính trong việc điều trị bệnh tăng nhãn áp là để giảm áp lực nội nhãn trong mắt, từ đó có thể giúp bảo vệ dây thần kinh thị giác và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Bệnh thường được điều trị bằng các phương pháp khác nhau như dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống. Phẫu thuật bằng phương pháp thông thường hay mổ laser sẽ được chỉ định trong những trường hợp không kiểm soát được nhãn áp.

1/ Thuốc nhỏ mắt: Ở Mỹ thuốc hạ nhãn áp là phác đồ điều trị đầu tiên để chống lại căn bệnh này. Tác động của thuốc nhỏ mắt sẽ có cơ chế khác nhau. Một số trường hợp nhẹ, thuốc sẽ có tác dụng làm giảm việc sản xuất nước mắt, những người khác có thể giúp mở các kênh thoát nước ở góc để giúp chất lỏng được thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt được sử dụng trong bệnh tăng nhãn áp, tùy thuộc vào mỗi loại mà số lần sử dụng trong ngày có thể từ 2-4 lần.

Hầu hết các thuốc nhỏ mắt đều gây ra phản ứng bất lợi là châm chích, nóng mắt trong một thời gian ngắn, ngoài ra mắt có thể bị nhìn mờ, bị đỏ, khó chịu, mất ngủ, nặng hơn có thể bị khó thở, rối loạn nhịp tim…

2/ Phẫu thuật bằng laser điều trị tăng nhãn áp: Phương pháp này có hiệu quả với cả hai trường hợp mắc tăng nhãn áp góc đóng và góc mở. Bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng cao từ chùm sóng ngắn của tia laser, sau đó chiếu vào vùng bè giác mạc – nơi có các kênh thoát nước để mở rộng khả năng thoát nước của vùng này, từ đó giúp hạ được nhãn áp. Phẫu thuật bằng tia laser khá an toàn, có độ rủi ro thấp, ít khi gây biến chứng.

Chiếu tia laser điều trị bệnh glocom

Chiếu tia laser điều trị bệnh glocom

Xem thêm:

Những cách chăm sóc sau mổ glocom giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi

3/ Phẫu thuật trabeculectomy: Đây được xem là giải pháp cuối cùng, khi các phương pháp điều trị khác như dùng thuốc, phẫu thuật laser bị thất bại. Tuy nhiên, phương pháp này có ưu điểm là rất an toàn, có thể áp dụng được mọi dạng tăng nhãn áp, do đó rất đượcc ưa chuộng tại nhiều nước lớn trên thế giới. Để thực hiện, người bệnh cần được gây tê tại chỗ với thuốc an thần, sau đó bác sĩ thực hiện phẫu thuật mở rộng kênh thoát nước, từ đó làm hạ nhãn áp. Tuy vậy, một số trường hợp hiếm gặp người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu nặng nề như mất thị giác, phát triển đục thủy tinh thể…

4/ Dùng sản phẩm bổ trợ giàu Alpha lipoic acid: Năm 2013, một nghiên cứu tại đại học Washington, Hoa Kỳ và Nga đã cho thấy Alpha lipoic acid có khả năng phục hồi các chất chống oxy hóa nội sinh trong tế bào thần kinh đệm, qua đó bảo vệ võng mạc và các tế bào thần kinh thị giác, giúp cải thiện tầm nhìn sáng rõ hơn. Do vậy, sử dụng sớm các sản phẩm bổ mắt giàu Alpha lipoic acid như Minh Nhãn Khang ngay từ khi phát hiện glocom chính là giải pháp giúp gìn giữ thị lực, tránh mù lòa hiệu quả. Thực tế đã cho thấy, nhiều người đã áp dụng giải pháp này và đều đạt kết quả tốt, mắt hết mờ sương, nhức mỏi, chói sáng. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ trực tiếp từ họ trong video sau:


Bí quyết giúp đôi mắt glocom sáng khỏe trở lại từ thảo dược

Việc điều trị bệnh nhãn áp/glocom/cườm nước không có nghĩa là bệnh được khỏi hoàn toàn mà chỉ nhằm mục đích làm giảm áp lực trong mắt, hạn chế tổn thương dây thần kinh thị giác. Do đó, sau điều trị bằng phẫu thuật hay dùng thuốc, người bệnh vẫn cần đến bệnh viện thăm khám định kỳ, thực hiện các hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tình tốt hơn.

D.s Lê Hoa

Theo nguồn: http://www.davidsoneye.com/modules/smartfaq/category.php?categoryid=4#faq_17

——————————-

Thông tin cho bạn: 

TPCN Minh Nhãn Khang giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh glocom, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, khô mắt và các bệnh lý khác về mắt hiệu quả

BẢNG GIÁ

1. Minh Nhãn Khang Platinum hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

2. Minh Nhãn Khang hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 2 hộp: 205.000 đồng/hộp

– Từ 3 – 5 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 195.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

3. Minh Nhãn Khang hộp 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

4. Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,000,000đ trở lên

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận