Với những bệnh nhân bị huyết áp cao (tăng huyết áp) trong thời gian dài, không chỉ gây ra biến chứng cho các bệnh lý về tim mạch, não bộ, hệ thần kinh… mà còn gây ra biến chứng nguy hiểm cho mắt như tổn thương võng mạc, thậm chí có thể làm teo đi hệ thần kinh thị giác.
Tại sao tăng huyết áp lại nguy hại cho mắt
Việc tăng huyết áp kéo dài, hoặc đột ngột sẽ khiến cho hệ thống mạch máu ở võng mạc bị tổn thương, gây tắc tĩnh mạch trung tâm của võng mạc, phình động mạch tại võng mạc… nặng hơn có thể gây đứt hoặc làm vỡ các mạch máu tại vùng này. Khi mạch máu bị nứt vỡ, dịch thoát ra ngoài gây xuất huyết pha lê thể (lớp dịch kính trong suốt, chiếm 2/3 thể tích nhãn cầu), phù võng mạc. Không những vậy, nếu như mạch máu bị co lại (teo) sẽ ra tình trạng thiếu máu ở võng mạc, làm teo dây thần kinh thị giác, bong võng mạc … tất cả những biến chứng này nếu không được điều trị sớm đều có thể dẫn đến mù lòa.
Tăng huyết áp có thể gây xuất huyết võng mạc ở mắt
Thời gian đầu khi bị biến chứng lên mắt, người bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt nào, nên rất khó phát hiện ra cho đến khi đi kiểm tra thị lực, tiến hành soi đáy mắt… Bệnh chỉ phát hiện đối với trường hợp huyết áp tăng quá cao (thường trên 200/140mmHg), làm xuất hiện đột ngột các biểu hiện như nhức đầu, sợ ánh sáng, mờ mắt, thậm chí gây nhức mắt. Do đó, đối với người có tiền sử về cao huyết áp khi gặp những triệu chứng trên cần phải đi khám và kiểm tra thị lực ngay để được điều trị kịp thời.
Khi mắt bạn có những dấu hiệu lạ, nghi ngờ do biến chứng của tăng huyết áp. Hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0971.003.903 để được tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Cách nhận biết mắt bị tổn thương do tăng huyết áp
Với trường hợp bị tăng huyết áp, tình trạng tổn thương mắt sẽ tiến triển từ từ, theo từng giai đoạn khác nhau của bệnh.
Giai đoạn I: Khi người bệnh bị cao huyết áp trong thời gian dài, với giai đoạn đầu sẽ chưa biến chứng lên các bộ phận liên quan như tim mạch, thận… với mắt thì cũng chưa có biểu hiện cụ thể. Khi đi khám và soi đáy mắt sẽ thấy xuất hiện những động mạch nhỏ.
Giai đoạn II: Khi chỉ số huyết áp cao hơn, người bệnh không can thiệp để điều trị thì các động mạch tại võng mạc sẽ có dấu hiệu bị co lại, thậm chí có thể xuất hiện thêm dấu hiệu bị vắt chéo tĩnh mạch tại võng mạc, với hiện tượng này bệnh nhân cũng đi khám mắt mới có thể nhận biết được.
Giai đoạn III: Ở giai đoạn này thì tất cả các bộ phận liên quan bắt đầu bị ảnh hưởng do biến chứng của tăng huyết áp. Lúc này tim và thận bắt đầu suy yếu, xuất hiện các triệu chứng như khó thở, tức ngực, vã mồ hôi khi gắng sức. Với bệnh lý về mắt sẽ xuất hiện các dấu hiệu nhìn mờ, sợ ánh sáng, khó nhìn, soi đáy mắt sẽ có thêm xuất huyết hoặc xuất tiết ở vùng võng mạc.
Giai đoạn IV: Lúc này bệnh đã trở thành ác tính, gây biến chứng nặng nề cho tim, não bộ, và mắt. Khi kiểm tra soi mắt, ngoài bị phù gai thị, một số người sẽ có nguy cơ bị teo dây thần kinh thị giác hay tổn thương hoàng điểm là điều khó tránh khỏi.
Dây thần kinh thị giác bị teo do biến chứng của tăng huyết áp
Nên “phòng bệnh” hơn “chữa bệnh”
Các chuyên gia nhãn khoa cho biết, với bệnh lý về mắt do biến chứng của tăng huyết áp nên có biện pháp phòng ngừa ngay ở giai đoạn đầu của bệnh để thị lực không bị ảnh hưởng trầm trọng hơn, khiến cho việc điều trị để lấy lại thị lực sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, kiểm soát huyết áp là phương pháp điều trị duy nhất khi gặp biến chứng ở mắt, cũng như các bộ phận liên quan.
Ở những người có nguy cơ bị tăng huyết áp nên bỏ thói quen ăn mặn, hoặc hạn chế sử dụng chất kích thích, cafein, đặc biệt là tránh xa khói thuốc lá để kiểm soát tốt chỉ số huyết áp của mình ở mức an toàn nhất.
Bên cạnh đó, đối với những đối tượng đang bị tăng huyết áp thì biến chứng lên mắt là điều khó tránh khỏi. Do đó, song song với việc điều trị huyết áp thì người bệnh cũng nên phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về mắt, có thể sử dụng một số sản phẩm giúp bổ trợ cho mắt, để làm chậm quá trình lão hóa ở mắt, nuôi dưỡng và bảo vệ các tế bào thần kinh ở võng mạc, hoàng điểm, tăng cường bổ sung các vitamin để giúp mắt sáng khỏe. Người bệnh có thể tìm hiểu và sử dụng sản phẩm có chứa các thành phần như lutein, zeaxanthin, kẽm, B12, Quercetin… những thành phần này sẽ giúp bổ trợ điều trị các bệnh lý về mắt rất tốt.
Xem thêm
10 mẹo giúp tăng cường thị lực tại nhà
Sản phẩm giúp mắt luôn sáng khỏe, ngăn ngừa mọi bệnh mắt
Nguồn tham khảo:
http://emedicine.medscape.com/article/1201779-overview
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21509040
người tiền sử bị huyết áp cao
Vậy khi mắt mờ đi dùng pp thay tinh thể có gì ảnh hưởng không ạ
Chào bạn,
Huyết áp cao là chứng bệnh có thể ảnh hưởng dẫn đến biến chứng đục thủy tinh thể ở mắt. Khi gặp chứng bệnh này, bạn hoàn toàn có thể thực hiện phẫu thuật thay thủy tinh thể như bình thường. Tuy nhiên, trước và sau phẫu thuật bạn vẫn cần tuân thủ điều trị của bác sỹ để kiểm soát được huyết áp của mình, tránh để huyết áp cao gây biến chứng võng mạc sau phẫu thuật.
Trước và sau khi mổ, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng Tpcn Minh Nhãn Khang – sản phẩm chuyên biệt giúp tăng cường thị lực và phòng ngừa các bệnh về mắt, giúp mắt hồi phục nhanh hơn sau phẫu thuật với liều 4 viên/ngày chia làm hai lần trong thời gian từ 3- 6 tháng.
Chúc bạn sức khỏe!