Chào bạn
Tăng nhãn áp tuy chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên vẫn có khá nhiều giải pháp được đưa ra có thể giúp làm chậm lại quá trình tiến triển của bệnh, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương dây thần kinh thị giác và hạn chế mù lòa do tăng nhãn áp gây ra.
Các phương pháp điều trị tăng nhãn áp bao gồm:
– Dùng thuốc: Một số loại thuốc chẹn beta (Timoptics, Betoptic), thuốc có tác dụng tương tự prostagladin (Xalatan, Rescula) có khả năng làm giảm áp lực trong mắt. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho toàn cơ thể như khó thở, nhịp tim chậm, mệt mỏi… Chính vì vậy mà khi sử dụng, người bệnh tuyệt đối phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, và thông báo lại những dấu hiệu bất thường có thể gặp phải để được xử lý kịp thời.
– Phẫu thuật: Được áp dụng khi các phương pháp điều trị nội khoa không có hiệu quả. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị như cắt bè củng giác mạc (trabeculectomy) khá phổ biến hiện nay do độ an toàn cao, ít biến chứng và có thể điều trị được tất cả các bệnh tăng nhãn áp. Ngoài ra các bác sĩ vẫn có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng laser, chiếu vào khu vực là góc thoát thủy dịch để giúp hạ nhãn áp.
Để biết chính xác bạn nên áp dụng phương pháp điều trị nào, điều quan trọng là bạn cần đi khám và hỏi ý kiến của bác sĩ. Bằng cách đánh giá tình trạng bệnh bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra cho bạn lời khuyên tốt nhất. Đồng thời bạn cũng cần chú ý đi thăm khám mắt thường xuyên để phát hiện sớm những rủi ro có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có các biện pháp chăm sóc mắt hàng ngày, hạn chế tổn thương mắt, tránh tiếp xúc thường xuyên với màn hình máy tính, tivi thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm nguồn chất dinh dưỡng, chất chống thoái hóa, oxy hóa để bảo vệ dây thần kinh thị giác bằng cách sử dụng thêm Tpcn Minh Nhãn Khang.
Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe.
Thân mến!


