Chào bạn,
Việc điều trị bệnh cườm mắt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như triệu chứng xuất hiện, mức độ ảnh hưởng đến thị lực của mắt, hơn nữa đối với bệnh cườm mắt sẽ có loại cườm khô (đục thủy tinh thể) và cườm nước (Glocom), ở mỗi loại này đều có phương pháp điều trị khác nhau. Do vậy, trường hợp của mẹ bạn được suy đoán là bệnh cườm mắt, chưa thể có cơ sở để chúng tôi tư vấn cho mẹ bạn lựa chọn giải pháp điều trị nào cho phù hợp, tốt nhất bạn nên đưa mẹ bạn tới cơ sở nhãn khoa để được kiểm tra thị lực, lúc đó các bác sĩ sẽ cho mẹ bạn lời khuyên điều trị chính xác nhất.
Về việc điều trị hiện nay các bác sĩ sẽ hướng cho người bệnh 3 phương pháp chính: dùng thuốc, phẫu thuật và thay đổi lối sống. Cụ thể như:
– Nếu thị lực của người bệnh không ảnh hưởng nhiều, bệnh mới có những dấu hiệu ban đầu các bác sĩ sẽ điều trị theo phương pháp nội khoa (dùng thuốc) như thuốc nhỏ, uống thuốc bổ trợ mắt, thay kính… có thể kiểm soát được bệnh
– Ngược lại nếu thị lực của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, việc điều trị nội khoa sẽ không còn đáp ứng được, lúc này các bác sĩ sẽ hướng cho bệnh nhân phẫu thuật mổ cườm (thay thủy tinh thể) để loại bỏ thấu kính mờ đục thay vào đó thấu kính nhân tạo. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị tái đục trở lại hoặc đục dịch kính sau khi phẫu thuật. Do vậy, nếu thị lực vẫn còn tốt, chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày, mẹ bạn có thể điều chỉnh được thông qua lối sống sinh hoạt hàng ngày, tăng cường dinh dưỡng qua chế độ ăn uống kết hợp bổ sung dinh dưỡng cho mắt dưới dạng thực phẩm chức năng như sản phẩm Minh Nhãn Khang nhằm tác dụng tăng cường thị lực cho mắt, ngăn chặn cườm tiến triển nặng hơn và duy trì bảo vệ thủy tinh thể tự nhiên của mắt được tốt hơn, từ đó sẽ tránh phải áp dụng phương pháp phẫu thuật.
Chúc bạn sức khỏe.