Chào bạn Hoài Thanh,
Hiện nay cận thị là tật khúc xạ rất phổ biến và được coi là vấn đề sức khỏe đáng báo động khi có tới 27% dân số đã được chẩn đoán cận thị, dự kiến con số sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.
Cận thị có di truyền không?
Cận thị có liên quan nhiều đến sự biến đổi cấu trúc của mắt như giác mạc quá cong, nhãn cầu quá dài… Vì vậy di truyền cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra cận thị. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 24 gen góp phần vào sự phát triển của tật cận thị; tỷ lệ di truyền cận thị cho con khi cha và/hoặc mẹ mắc tật khúc xạ này như sau:
– Nếu cả cha và mẹ đều cận thị nguy cơ con bị cận thị bẩm sinh là từ 33% đến 60%.
– Nếu chỉ cha hoặc mẹ bị cận thị thì nguy cơ cận thị của con sẽ thấp hơn, vào khoảng từ 23% đến 40%.
– Nếu cả cha và mẹ đều không bị cận thị thì nguy cơ cận bẩm sinh của con chỉ từ 6% đến 15%.
Khả năng di truyền cận thị cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ cận của cha mẹ. Thông thường, nếu cha mẹ bị cận dưới 3 diop thì khả năng di truyền cho con rất thấp, trong trường hợp bố mẹ bị cận từ 6 diop trở lên thì khả năng di truyền cho con là 100%. Điều đáng nói là nếu con bị cận thị di truyền thì mức độ cận sẽ rất cao (trên 20 diop), độ cận tăng nhanh và dễ mắc phải các biến chứng như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, vẩn đục dịch kính… Dù được điều trị thì khả năng phục hồi thị lực cũng rất thấp.
Giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn cận thị tiến triển
Như vậy, cận thị có thể di truyền qua các thế hệ nhưng đây không phải là nguyên nhân chính. Trên thực tế, các yếu tố thuộc về môi trường, thói quen sống như sử dụng thiết bị điện tử, học tập trong điều kiện thiếu ánh sáng, nhìn gần trong thời gian dài… mới là nguyên nhân gây ra sự bùng nổ số ca cận thị trong những năm gần đây. Do đó, để hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ cận thị cho con khi đứa trẻ được sinh ra và trong quá trình trưởng thành, cần lưu ý:
– Đảm bảo các điều kiện vệ sinh mắt học đường như: Rèn luyện cho trẻ ngồi học đúng tư tế, học tập ở nơi có đầy đủ ánh sáng; không dùng các thiết bị điện tử quá lâu (sau mỗi 1 – 2 tiếng cần cho mắt thư giãn 5 – 10 phút).
– Bổ sung các dưỡng chất cho mắt từ những viên uống hỗ trợ thị lực như Minh Nhãn Khang với liều 4 viên chia 2 lần mỗi ngày, duy trì ít nhất mỗi năm 1 đợt 3 tháng.
– Nếu phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như không thoải mái khi ngồi học, xem ti vi ở khoảng cách quá gần thì cần kiểm tra mắt càng sớm càng tốt. Định kì mỗi năm nên kiểm tra thị lực cho con ít nhất 6 tháng 1 lần
– Cho con tăng cường ăn nhiều các thực phẩm giúp bổ mắt như cá biển (cá hồi, cá trích, cá ngừ…); các loại rau có màu xanh đậm và củ quả có màu đỏ tươi như đu đủ, cà rốt, cam, xoài…
Trước mắt bạn không nên quá lo lắng và cần chuẩn bị thật tốt cho thai kì. Sau khi sinh, việc thay đổi thói quen sinh hoạt đúng cách hoàn toàn có thể phòng chống và ngăn chặn cận thị tiến triển để bé có thể học tập và sinh hoạt bình thường.
Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh!

Xem thêm:
Lợi ích của Minh Nhãn Khang cho người bệnh cận thị
Cận thị là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm và giải pháp trị hiệu quả cao
Dược sĩ Lê Lương
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh tim mạch