Thủy tinh thể nhân tạo là gì? Khi nào nên thay thủy tinh thể nhân tạo? Phẫu thuật này có nguy hiểm không? Đó luôn là những vấn đề mà bất cứ người bệnh nào cũng băn khoăn khi đứng trước nguy cơ phải mổ. Những thông tin sau sẽ giúp bạn tháo gỡ tất cả những thắc mắc này.
Thủy tinh thể nhân tạo là gì?
Thủy tinh thể nhân tạo (còn gọi là Intraocular lens – IOL) là một thấu kính nội nhãn trong suốt được làm từ silicone, acrylic hay nhựa PMMA, dùng để thay thế cho thủy tinh thể tự nhiên của mắt nhằm cải thiện thị lực cho người bệnh khi mắc đục thủy tinh thể (cườm khô) hoặc một số trường hợp để điều trị các tật khúc xạ mắt.
Thủy tinh thể nhân tạo có mấy loại?
Có 2 loại thủy tinh thể nhân tạo chính là thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu và thủy tinh thể nhân tạo đa tiêu:
– Thủy tinh thể đơn tiêu: Chỉ cho phép cho mắt nhìn tốt ở một khoảng cách nhất định, hoặc là nhìn xa rõ hoặc nhìn gần rõ, thường ưu tiên tầm nhìn xa, do đó sau mổ người bệnh phải đeo thêm kính để hỗ trợ cho những khoảng nhìn không được ưu tiên.
– Thủy tinh thể đa tiêu: Giúp mắt nhìn rõ ở nhiều cự ly khác nhau, tuy nhiên, hầu hết thủy tinh thể đa tiêu chỉ có 2 – 3 vùng tiêu cự để lấy nét cho 2 – 3 khoảng cách cố định, còn ở những cự ly khác vẫn bị nhòe; có thể gây ra hiện tượng chói lóa, thấy quầng sáng, hào quang, quanh bóng đèn gây khó khăn khi lái xe vào buổi tối.
Thủy tinh thể nhân tạo được đặt vào mắt để thay thế thủy tinh thể bị hư hỏng
Khi nào nên thay thủy tinh thể nhân tạo?
Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo chủ yếu được chỉ định trong điều trị đục thủy tinh thể, thường là khi thị lực của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng chỉ còn dưới 3/10 hoặc sau chấn thương mắt nặng, làm ảnh hưởng nhiều đến công việc, sinh hoạt hằng ngày.
Bác sỹ sẽ tạo một vết mổ nhỏ trên giác mạc, rồi sử dụng đầu phaco tán nhuyễn nhân thủy tinh thể và hút bỏ ra ngoài, sau đó, đặt thấu kính nhân tạo vào.
Mặc dù đã có nhiều cải tiến, tuy nhiên, thủy tinh thể nhân tạo vẫn không có khả năng co giãn, điều tiết linh hoạt để mắt nhìn rõ ở mọi cự ly như thủy tinh thể tự nhiên. Bên cạnh đó, người bệnh còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng sau phẫu thuật khiến thị lực chưa chắc đã cải thiện tốt hơn.
Do đó, khi thị lực còn ở mức tốt thì phẫu thuật không phải là phương án được ưu tiên, thay vào đó, việc chăm sóc mắt để gìn giữ thủy tinh thể tự nhiên mới chính là lựa chọn tối ưu.
Mổ thay thủy tinh thể nhân tạo có nguy hiểm không?
Không phải cứ thay thủy tinh thể nhân tạo là mắt sẽ sáng, theo thống kê có khoảng 14 – 41% trường hợp đã phẫu thuật nhưng thị lực vẫn không cải thiện, thậm chí còn kém hơn, nguyên nhân do một số biến chứng như:
– Đục bao sau: Xảy ra phổ biến nhất do khi mổ thì bác sỹ sẽ giữ lại màng bao sau của thủy tinh thể cũ để cố định thủy tinh thể nhân tạo mới, tuy nhiên, lớp màng này có thể bị đục mờ theo thời gian gây ra các triệu chứng tương tự đục thủy tinh thể như nhìn mờ sương, chấm đen ruồi bay, chói sáng…
– Đục dịch kính: Quá trình phẫu thuật có thể tác động đến dịch kính – khối gel trong suốt nằm ngay sau thủy tinh thể, làm biến đổi cấu trúc của bộ phận này, khiến bạn nhìn thấy các đốm đen, mảng nhện, sợi tóc, vòng tròn… trôi nổi trước mắt.
Thấy chấm đen ruồi bay là biến chứng thường gặp sau thay thủy tinh thể nhân tạo
– Tăng nhãn áp: Biến chứng này xảy ra khi áp suất chất lỏng trong mắt tăng cao quá mức, làm chèn ép và phá hủy dây thần kinh thị giác với các dấu hiệu đặc trưng như đau nhức mắt, mắt căng cứng như hòn bi, đỏ mắt, mất tầm nhìn ngoại vi…, cuối cùng là mù hoàn toàn.
– Xuất huyết mắt: Do các mạch máu trong mắt bị tổn thương, nứt vỡ gây chảy máu, người bệnh có thể đột nhiên thấy các mảng tối, nhìn mờ hoặc mất hẳn 1 vùng thị lực.
– Nhiễm trùng mắt: Vi khuẩn có thể xâm nhập từ vết mổ trên giác mạc gây viêm giác mạc hoặc nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng toàn bộ nhãn cầu.
– Bong – rách võng mạc: Tình trạng này có thể gây mất thị lực chỉ trong một thời gian ngắn với các triệu chứng như thấy chớp sáng, chấm đen, mảng đen trong tầm nhìn, gia tăng nhanh về số lượng và kích thước.
– Khô mắt: Giác mạc bị rạch trong lúc mổ có thể làm tổn thương các dây thần kinh làm nhiêm vụ điều hòa bài tiết nước mắt trên giác mạc, dẫn đến khô mắt sau phẫu thuật khiến mắt nóng, xót rát, cộm xốn, ngứa, đỏ…
Giải pháp gìn giữ đôi mắt sáng khỏe không cần thay thủy tinh thể nhân tạo
Bản chất của đục thủy tinh thể là do lão hóa mắt gây ra. Ở những người lớn tuổi, quá trình stress oxy hóa sẽ xảy ra mạnh, thải ra nhiều gốc tự do, đây chính là tác nhân khiến thủy tinh thể bị đục mờ theo thời gian.
Chính vì thế, nếu bổ sung kịp thời cho mắt các chất chống oxy hóa, chống thoái hóa có khả năng hấp thu tốt vào thủy tinh thể như Alpha Lipoic Acid để loại bỏ các gốc tự do kết hợp cùng chất chống viêm tự nhiên như Palmatin từ thảo dược Hoàng đằng để dọn dẹp rác thải của quá trình viêm thì hoàn toàn có thể ngăn chặn được đục thủy tinh thể tiến triển.
Thực tế đã minh chứng cho điều đó khi nhờ dùng 4 viên Minh Nhãn Khang chứa Alpha Lipoic Acid, Hoàng đằng cùng 5 dưỡng tốt cho mắt khác là Lutein, Zeaxanthin, Quercetin, Kẽm, vitamin B2, hàng triệu người đã phục hồi được đôi mắt sáng rõ, không còn mờ sương, chói sáng, chảy nước mắt, chấm đen ruồi bay mà không cần mổ suốt nhiều năm.
Cùng lắng nghe chú Lịch (Hải Phòng) và cô Loan (Lào Cai) là hai trong rất nhiều trường hợp điển hình chia sẻ trong các video sau:
Hết chấm đen, chói sáng, thị lực tăng lên 8/10
80 tuổi mắt vẫn sáng rõ dù bị tiểu đường và đục thủy tinh thể lâu năm
Xem thêm:
Lý giải tác dụng tuyệt vời của Minh Nhãn Khang với mắt đục thủy tinh thể
Hành trình tìm lại ánh sáng cho đôi mắt đục thủy tinh thể
Thay thủy tinh thể nhân tạo có thể giúp cải thiện thị lực nhanh chóng, nhưng không phải ai cũng thành công với phẫu thuật này. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để không hối hận sau mổ. Nếu cần được tư vấn thêm về giải pháp trị đục thủy tinh thể tự nhiên, hãy gọi điện hoặc liên hệ qua Zalo: 0971.003.903 để được hỗ trợ.
Nguồn tham khảo: my.clevelandclinic.org