Bệnh cườm mắt là tên gọi chung của hai bệnh lý phổ biến về mắt thường gặp ở những người cao tuổi là cườm khô và cườm nước. Đây là các chứng bệnh nguy hiểm, có thể gây mất thị lực vĩnh viễn nếu không được kiểm soát tốt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phương pháp phòng và điều trị từng bệnh lý.
Phân loại bệnh cườm mắt
Cườm mắt được chia làm 2 loại bao gồm:
– Cườm khô (Đục thủy tinh thể/Cườm đá): Thủy tinh thể đóng vai trò như một thấu kính hội tụ trong suốt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng rồi tập trung trên võng mạc, giúp mọi hình ảnh trở nên rõ nét. Theo thời gian, quá trình lão hóa của cơ thể sẽ khiến cấu trúc thủy tinh thể bị thay đổi, các protein co cụm, tập trung lại thành từng đám gây cản trờ đường truyền của ánh sáng, dẫn đến hiện tượng nhìn mờ.
– Cườm nước (Tăng nhãn áp/Glaucoma): Là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa vĩnh viễn. Cườm nước xảy ra khi thủy dịch khó hoặc không thể thoát ra ngoài khiến áp lực ở trong mắt cao hơn bình thường. Điều này có thể gậy tổn thương dây thần kinh thị giác mà không có cách nào để khôi phục trở lại.
Đục thủy tinh thể là một dạng bệnh cườm mắt có thể gây giảm thị lực
Bệnh cườm mắt là nhóm bệnh lý rất nguy hiểm, nó có thể khiến bạn bị suy giảm thị lực nghiêm trọng. Do vậy, nếu không may mắc phải chứng bệnh này, hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0971.003.903, các dược sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn tìm ra giải pháp trị hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết bệnh cườm mắt
Tùy từng dạng cườm mắt, mức độ bệnh mà các biểu hiện nhận biết có thể khác nhau, cụ thể như sau:
Cườm khô
|
Cườm nước
|
– Thị lực giảm sút, nhạy cảm với ánh sáng, khó nhìn về đêm
– Dễ bị lóa mắt, chói mắt khi nhìn vào nguồn sáng mạnh
– Nhìn mờ như có màng sương trước mắt
– Hiện tượng chấm đen, ruồi bay
– Nhìn đôi, nhìn ba
– Mọi hình ảnh ngả sắc vàng
– Thường xuyên phải thay kính mới
|
– Nhìn mờ, tầm nhìn suy giảm đột ngột
– Đau, nhức mắt.
– Đỏ mắt.
– Đau đầu, kèm theo buồn nôn, nôn.
– Suy giảm tầm nhìn ngoại vi, lâu dần có thể xuất hiện triệu chứng “tầm nhìn đường hầm” tức là như nhìn xuyên qua một đường hầm.
|
Nguyên nhân gây bệnh cườm mắt
Nguyên nhân gây bệnh cườm mắt rất đa dạng, đặc biệt là một số yếu tố nguy cơ sau:
– Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh cườm mắt càng lớn.
– Tiền sử gia đình: Người thân trong gia đình từng mắc các bệnh cườm mắt thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác.
– Mắc các bệnh lý về mắt khác như: Cận thị, viễn thị, viêm màng bồ đào…
– Chấn thương hoặc biến chứng sau phẫu thuật mắt
– Sử dụng thuốc uống, nhỏ mắt chứa corticoid kéo dài: làm suy giảm miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh cườm mắt.
– Biến chứng của các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh lý tim mạch…
Các phương pháp điều trị bệnh cườm mắt
Điều trị bệnh cườm mắt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ và dạng bệnh cụ thể… dưới đây là một số phương pháp bác sĩ có thể lựa chọn để giúp bạn cải thiện thị lực, ngăn chặn cườm mắt tiến triển nặng hơn:
Điều trị cườm khô
Trong giai đoạn đầu, khi thị lực vẫn còn ổn (>3/10), bạn chưa nhất thiết phải đi mổ thay thủy tinh thể nhân tạo, thay vào đó bạn có thể đeo kính, sử dụng những viên uống bổ mắt để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Mổ cườm khô thường sẽ được áp dụng khi thị lực của bạn giảm sâu hơn (<3/10) gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Sau mổ, thị lực sẽ được hồi phục nhanh chóng, nhưng không thể sáng như bình thường, đồng thời, một số biến chứng có thể xảy ra như: Viêm, nhiễm khuẩn; đục bao sau; xuất huyết trong mắt,…
Điều trị cườm nước
Phát hiện và điều trị sớm nhằm ngăn chặn sự tiến triển của cườm nước, hạn chế tổn thương thần kinh thị giác. Hiện nay các phương pháp điều trị bệnh cườm nước phổ biến nhất là:
– Sử dụng thuốc uống, nhỏ mắt: Được sử dụng nhằm làm giảm áp lực trong mắt giúp cải thiện triệu chứng cườm mắt hiệu quả. Thường người bệnh sẽ phải sử dụng 2 – 3 loại thuốc khác nhau. Do vậy để tránh tương tác thuốc gây tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, nhỏ các loại thuốc cách nhau 15 – 30 phút.
– Phẫu thuật bằng laser: Sử dụng năng lượng tia laser tạo các ống thoát nước giúp cải thiện dòng chảy thủy dịch.
– Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc: Mục tiêu của phương pháp này là tạo một đường thông từ tiền phòng vào khoang dưới kết mạc giúp dẫn lưu thủy dịch, hạ nhãn áp.
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng trong điều trị bệnh cườm mắt
Phương pháp phòng ngừa bệnh cườm mắt, duy trì thị lực ổn định
Các nhà khoa học cho rằng, một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh cườm mắt hiệu quả và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Do đó người bệnh nên:
– Thường xuyên thăm khám mắt định kỳ 6 tháng – 1 năm/1 lần nếu bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh cườm mắt.
– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi đặc biệt là những thực phẩm có màu cam, đỏ, vàng, xanh đậm như: Rau bina, cam, bí đỏ, đu đủ, cà rốt, gấc,…
– Đeo kính mát, đội mũ rộng vành để tránh những tác hại từ ánh sáng tới mắt.
– Thường xuyên tập thể dục, thể thao giúp tăng cường sức khỏe, ngăn chặn các bệnh lý về mắt.
– Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia.
– Sử dụng viên uống bổ mắt có chứa các chất chống oxy hóa mạnh (Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin…) cùng dưỡng chất thiết yếu cho mắt (Quercetin, B2, Kẽm…) như Minh Nhãn Khang được nhiều nhà khoa học khuyến khích. Không chỉ giúp cải thiện thị lực, tăng cường tầm nhìn, Minh Nhãn Khang còn giúp ngăn chặn bệnh cườm mắt tiến triển nặng hơn và hạn chế nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là nơi để chúng ta trao nhận yêu thương và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống. Vậy nên, ngay khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nghi nghi bệnh cườm mắt, hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác và điệu trị sớm nhất nhằm giữ gìn ánh sáng cho đôi mắt.
Có thể bạn quan tâm:
Minh Nhãn Khang – Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh cườm mắt hiệu quả
Chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh cườm mắt hiệu quả
DS. Cao Thủy
Nguồn tham khảo:
http://www.allaboutvision.com/conditions/cataracts.htm
http://www.nhs.uk/Conditions/Cataracts-age-related/Pages/Introduction.aspx?url=Pages/what-is-it.aspx