Bệnh cườm nước (glocom) – Kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng!

3.5/5 - (17 bình chọn)

Bệnh cườm nước (glocom, tăng nhãn áp, thiên đầu thống) vốn được mệnh danh là “kẻ đánh cắp thị lực” bởi đây chính là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ hai trên toàn thế giới, chỉ đứng sau đục thủy tinh thể. Chính vì lẽ đó mà chứng bệnh này cần sớm được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến thị lực.

Bệnh cườm nước là gì?

Bệnh cườm nước xảy ra khi chất lỏng trong mắt không thể thoát ra ngoài, làm tăng nhãn áp quá mức, gây tổn thương các dây thần kinh thị giác, dẫn đến suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa vĩnh viễn. Chứng bệnh này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng phổ biến nhất là ở người trung và cao tuổi.

Bệnh cườm nước xảy ra khi chất lỏng trong mắt không thoát được ra ngoài

Bệnh cườm nước xảy ra khi chất lỏng trong mắt không thoát được ra ngoài

Nguyên nhân gây bệnh cườm nước

Nguyên nhân gây bệnh cườm nước có liên quan trực tiếp đến sự tăng áp lực trong mắt và/hoặc giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng thần kinh thị giác. Điều này có thể do bẩm sinh hoặc tổn thương bên trong mắt.

Tăng áp suất thủy dịch (nhãn áp) có thể dẫn đến bệnh cườm nước, tuy nhiên không phải ai cũng bị cườm nước khi nhãn áp tăng cao. Một số yếu tố khác có thể kích thích sự hình thành bệnh cườm nước bao gồm:

  • Độ tuổi: Cứ 10 người lớn tuổi thì có 1 người mắc bệnh cườm nước.
  • Dân tộc: Những người có nguồn gốc châu Phi, Caribbean hoặc châu Á có nguy cơ cao bị bệnh cườm nước hơn những người ở nơi khác.
  • Gen di truyền: Trong gia đình có người thân bị cườm nước.
  • Mắc một số bệnh lý như cận thị nặng, tăng huyết áp, có tiền sử chấn thương mắt, bề dày giác mạc giảm,… hoặc sử dụng thuốc corticoid kéo dài.

Phân loại bệnh cườm nước

Bệnh cườm nước được chia thành 2 loại gồm cườm nước góc mở và cườm nước góc đóng với biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau đôi chút, cụ thể như sau:

  • Bệnh cườm nước góc mở: Là dạng phổ biến nhất, xảy ra khi góc thoát dịch vẫn mở nhưng bị tắc nghẽn khiến áp lực trong mắt tăng từ từ, không khiến các dây thần kinh bị tổn thương ngay lập tức nên thường khó nhận biết trong giai đoạn đầu.
  • Bệnh cườm nước góc đóng: Xảy ra khi góc thoát dịch trong mắt bị tắc nghẽn hoàn toàn, khiến nhãn áp tăng cao quá mức một cách đột ngột kèm theo các biểu hiện rầm rộ như đau nhức hốc mắt, đau đầu, xuất hiện quầng sáng xung quanh khi nhìn bóng đèn, buồn nôn, nôn,…. Tình trạng này cần ngay lập tức được cấp cứu để tránh mù lòa.

Ngoài ra còn có một số dạng bệnh cườm nước khác ít gặp hơn bao gồm:

  • Hội chứng giả bong bao (Exfoliation syndrome): Giống như cườm nước góc mở nhưng các chất màu trắng trên thủy dịch và góc thoát thủy dịch bị tích tụ bất thường. Các chất màu trắng này kết hợp với sắc tố phía sau mống mắt khiến kênh thoát thủy dịch bị tắc nghẽn.
  • Bệnh cườm nước sắc tố: Đây là tình trạng thường gặp ở những người mắc chứng cận thị hoặc trẻ em. Người bệnh bị tắc kênh thoát thủy dịch của mắt do các hạt sắc tố bị vỡ từ các tế bào lót mặt sau của mống mắt.

Triệu chứng điển hình của bệnh cườm nước

Hầu hết người bệnh cườm nước thường không có triệu chứng nào đặc hiệu trong giai đoạn đầu, đến khi phát hiện thường ở giai đoạn nặng, thị lực suy giảm nghiêm trọng. Đó cũng chính là lý do bệnh cườm nước được mệnh danh là “kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng”. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo về chứng bệnh cườm nước người bệnh cần sớm nhận biết để thăm khám kịp thời:

  • Mắt khó điều tiết để nhìn được trong bóng tối
  • Mắt mờ nhòe và khó tập trung
  • Mắt hay nheo lại do nhạy cảm, sợ ánh sáng
  • Màu sắc mống mắt (tròng đen) thay đổi, bị phù mờ
  • Mắt sưng, đỏ, căng tức
  • Đau trong mắt
  • Có điểm đen ở trung tâm tầm nhìn, hình ảnh bị méo hoặc lượn sóng
  • Hay chảy nước mắt, cộm rát mắt
  • Đau đầu, buồn nôn
  • Đột ngột nhìn mờ, mất thị lực một bên mắt
  • Nhìn thấy các chớp sáng, đốm đen hoặc thấy cầu vồng xung quanh các nguồn sáng (bóng đèn,…)

Khi nhìn mờ đột ngột cần đi khám ngay vì nguy cơ mắc bệnh cườm nước cao

Khi nhìn mờ đột ngột cần đi khám ngay vì nguy cơ mắc bệnh cườm nước cao

Để tránh mù lòa do bệnh cườm nước, phát hiện sớm và trị đúng cách yếu tố quyết định. Nếu bạn chưa biết làm thế nào để trị bệnh hiệu quả nhất, hãy gọi điện thoại/liên lạc ngay qua zalo số 0971.003.903 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp!

Bệnh cườm nước có nguy hiểm không?

Cùng với đục thủy tinh thể, bệnh cườm nước là tác nhân dẫn đến mù lòa top đầu hiện nay. Thực vậy, theo thống kê, có đến 60 triệu người trên thế giới đã và đang phải chịu cảnh giảm thị lực nghiêm trọng và gần 5 triệu người đã bị mù vĩnh viễn do bệnh cườm nước.

Không chỉ vậy, khi thị lực giảm sút, tầm nhìn hạn chế do cườm nước sẽ gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh, thậm chí có thể gây các chấn thương, tai nạn nguy hiểm khi đang lái xe, tham gia giao thông, lao động, chơi thể thao…

Những điều này đã cho thấy, cườm nước là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, cần được thăm khám mắt định kỳ để phát hiện sớm và có hướng can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và cuộc sống

Phương pháp điều trị bệnh cườm nước

Mục tiêu trong điều trị bệnh cườm nước là bảo tồn thị lực, tránh tổn thương dây thần kinh thị giác, thông qua đó cải thiện phần nào thị lực và hạn chế nguy cơ mù lòa. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau, cụ thể bao gồm:

Thuốc nhỏ mắt và thuốc uống

Thuốc nhỏ mắt là lựa chọn đầu tay trong điều trị cườm nước giai đoạn đầu, biểu hiện còn nhẹ. Khi triệu chứng nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp cùng nhiều loại thuốc uống khác nhau. Các loại thuốc điều trị cườm nước có tác dụng làm tăng lưu lượng thủy dịch thoát ra ngoài, và/hoặc giảm lượng thủy dịch được tạo ra trong mắt, nhờ đó giúp hạ nhãn áp.

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích thì thuốc điều trị bệnh cườm nước cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như gây nhìn mờ, ngứa, đỏ mắt, tăng/hạ huyết áp, khó thở, nhịp tim chậm, mệt mỏi, phiền muộn, khô miệng,… Bởi vậy, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định, và thông báo ngay với bác sĩ nếu nghi ngờ gặp tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc nhỏ mắt điều trị bệnh cườm nước dễ dùng nhưng có thể gây kích ứng mắt

Thuốc nhỏ mắt điều trị bệnh cườm nước dễ dùng nhưng có thể gây kích ứng mắt

Viên uống bổ mắt toàn diện cho người bệnh cườm nước

Hiện nay, trên thị trường có vô vàn các sản phẩm bổ mắt khác nhau, tuy nhiên Minh Nhãn Khang Platinum là lựa chọn hàng đầu, được nhiều chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng cho người bệnh cườm nước. Bởi lẽ, trong Minh Nhãn Khang Platinum có chứa 9 dưỡng chất quý bao gồm Alpha Lipoic Acid, Quercetin, Lutein, Zeaxanthin, Hoàng đằng, Kẽm, vitamin B2 và nổi trội nhất là Vi tảo lục Haematococcus pluvialis (giàu Astaxanthin) cùng Câu kỷ tử hiệp đồng tác dụng toàn diện đến căn nguyên, giúp mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho người bệnh cườm nước:

  • Tăng sức bền cho dây thần kinh thị giác: Với bộ ba “siêu chất chống oxy hóa” là Alpha lipoic acid, Quercetin và đặc biệt là Astaxanthin trong vi tảo lục Haematococcus pluvialis, Minh Nhãn Khang Platinum giúp loại bỏ “triệt để” các gốc tự do gây hại cho mắt, tăng sức bền cho các dây thần kinh thị giác, nhờ đó hạn chế tổn thương khi nhãn áp tăng cao quá mức, gìn giữ thị lực cho người bệnh.
  • Cấu tạo dây thần kinh thị giác: vitamin B2 và khoáng chất Kẽm là dưỡng chất quan trọng trong cấu tạo dây thần kinh thị giác, vì thế khi được bổ sung đầy đủ sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai và sức chịu đựng khi nhãn áp tăng cao, tránh nguy cơ tổn thương nặng.
  • Sửa chữa các tế bào mắt bị tổn thương: Cao Câu kỷ tử kết hợp cùng thảo dược Hoàng đằng có khả năng chống viêm tự nhiên, giúp bảo vệ và sửa chữa tổn thương cho các tế bào mắt, loại bỏ tình trạng mắt mờ nhòe, mất thị lực khi nhãn áp tăng cao.
  • Bảo vệ võng mạc, điểm vàng ở đáy mắt: Lutein và Zeaxanthin tham gia cấu tạo võng mạc, điểm vàng, ngăn chặn biến chứng tổn thương đáy mắt khi nhãn áp cao.

Chính vì vậy, sử dụng Minh Nhãn Khang Platinum là giải pháp đơn giản mà hiệu quả giúp tăng cường sức khỏe đôi mắt, cải thiện thị lực, giảm biểu hiện nhìn mờ, nhòe, đau nhức mắt, đốm đen, căng mắt… do bệnh cườm nước gây ra, hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật hay dùng thuốc tây dài ngày cho người bệnh.

Minh Nhãn Khang Platinum - Giải pháp vàng cho người bệnh cườm nước

Hiệu quả của Minh Nhãn Khang Platinum trong việc ngăn chặn tiến triển bệnh cườm nước nói riêng và các bệnh mắt nói chung đã được nhiều chuyên gia Nhãn khoa công nhận. Trong đó, TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa nội, Bệnh viện Y học cổ truyền TW đã có những nhận định tích cực về sản phẩm, bạn có thể lắng nghe trực tiếp qua video dưới đây.

Lợi ích của Minh Nhãn Khang Platinum với người bệnh tăng nhãn áp dưới lăng kính chuyên gia

Và thực tế cũng đã có hàng ngàn người bệnh cườm mắt (glocom, tăng nhãn áp, thiên đầu thống), nhờ kiên trì dùng Minh Nhãn Khang platinum đã kiểm soát tốt bệnh, gìn giữ đôi mắt sáng khỏe nhiều năm nay mà không cần phẫu thuật, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ tại video sau:

Hết hẳn mờ nhức, chấm đen, thị lực tăng lên 9/10 nhờ cách trị cườm nước tự nhiên

Bí kíp trị cườm mắt hiệu quả nhờ giải pháp thảo dược

Phẫu thuật điều trị bệnh cườm nước

Khi việc dùng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Hiện nay có 2 phương pháp thường được sử dụng để điều trị bệnh cườm nước gồm:

  • Phẫu thuật bằng laser: Bác sĩ sẽ sử dụng chùm tia laser để tạo ra các lỗ nhỏ trên mống mắt giúp thoát thủy dịch, hạ nhãn áp.
  • Phẫu thuật mở góc thoát dịch: Bác sĩ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để tạo ra một kênh thoát dịch mới, giúp hạ nhãn áp trong mắt hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phương pháp này cần được hội chẩn, đánh giá kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cho người bệnh cườm mắt

Để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh cườm nước tiến triển, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, cụ thể như sau:  

  • Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính… trong thời gian dài, nhất là thời điểm trước khi đi ngủ hoặc trong điều kiện thiếu sáng.
  • Đeo kính râm để bảo vệ mắt khi ra ngoài nắng, tránh tác hại của ánh sáng mặt trời, khói bụi,…
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích và đồ uống chứa cồn như thuốc lá, cà phê, rượu, bia…
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức, tránh thức quá khuya.
  • Kê cao đầu hơn khi ngủ để giúp giảm nhãn áp của mắt.
  • Tăng cường thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy từ các loại rau củ quả có màu đỏ, cam, vàng như gấc, bí đỏ, cà rốt, cà chua, rau lá xanh đậm…
  • Tập thể dục mỗi ngày để tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu nuôi dưỡng mắt nhưng cần chọn các bài tập nhẹ nhàng.

Xem thêm:

Minh Nhãn Khang Platinum – Bí kíp vàng cho người bệnh cườm mắt

Thuốc điều trị tăng nhãn áp tốt nhất hiện nay!

Bệnh cườm mắt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, vì thế người bệnh nên thăm khám Mắt định kỳ để sớm phát hiện và chọn đúng giải pháp điều trị, chăm sóc mắt để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguồn tham khảo: webmd.com

BẢNG GIÁ

1. Minh Nhãn Khang Platinum hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

2. Minh Nhãn Khang hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

3. Minh Nhãn Khang hộp 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

4. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      4 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Vân tỷ
      Vân tỷ
      1 Năm Trước

      Mẹ tôi bị bệnh cườm nước và bác sĩ nói
      Anh quá nặng không điều trị được nữa vậy nếu không điều trị được ảnh hưởng tới mù lòa nhưng có gây đến nguy hiểm tình trạng sức khỏe hoặc đến tính mạng không xin được tư vấn ạ

      Đăng Khoa
      Đăng Khoa
      2 Năm Trước

      tôi bị cườm nước, dùng thuốc bác sĩ kê đã hạ nhãn áp từ 24 xuống dưới 21 mmHg nhưng mắt vẫn còn mờ và khó nhìn, Xin được tư vấn cách điều trị