Bệnh glocom góc đóng – Cách nhận biết sớm để tránh mù lòa

5/5 - (1 bình chọn)

Đã có nhiều trường hợp bị mù lòa chỉ sau vài giờ do mắc bệnh glocom góc đóng. Vậy căn bệnh này là gì? Vì sao lại nguy hiểm đến vậy? Phải làm sao để bảo vệ thị lực? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Bệnh glocom góc đóng bản chất là gì?

Để giữ nguyên được chức năng và hình dạng, trong mắt luôn tồn tại một áp suất khoảng 10-21 mmHg. Áp suất này được tạo thành nhờ sự luân chuyển của một loại chất lỏng gọi là thủy dịch. Thủy dịch do thể mi tiết ra, sau khi đi qua hậu phòng, tiền phòng sẽ thoát ra qua vùng lưới bè, hoà vào tĩnh mạch chung.

Bệnh glocom góc đóng là bệnh về mắt xảy ra khi vùng lưới bè bị chặn hoặc tắc nghẽn đột ngột, khiến thủy dịch bị dồn ứ, làm áp suất trong mắt (nhãn áp) tăng lên nhanh chóng. Nhãn áp tăng cao sẽ tạo lực chèn ép lên toàn bộ hệ thống dây thần kinh thị giác, khiến chúng bị tổn thương, phá hủy và hậu quả là mất thị lực.

Dấu hiệu chỉ điểm bệnh glocom góc đóng

Nhìn thấy sự vật bị mờ, nhòe hoặc thấy các mảng tối đột ngột kèm theo đau hốc mắt, đau đầu dữ dội là triệu chứng điển hình nhất của bệnh glocom góc đóng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhận thấy thêm một số biểu hiện sau:

– Mắt căng tức, nhức mỏi

– Mắt đỏ

– Chảy nước mắt sống

– Chói mắt, cay mắt

– Thấy hào quang quanh các nguồn phát sáng

– Đồng từ mắt to hơn và màu nhạt hơn

– Đau bụng, buồn nôn, nôn

Nhìn mờ nhòe, đau mắt đột ngột là biểu hiện đặc trưng của bệnh glocom góc đóng

Điều trị càng sớm, mắt càng ít bị tổn hại do bệnh glocom góc đóng. Do vậy, ngay khi phát hiện dù chỉ một triệu chứng kể trên, bạn cần nhanh chóng đi khám, đồng thời gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0971.003.903 để được chuyên gia mắt tư vấn trực tiếp.

Hậu quả của bệnh glocom góc đóng

Glocom góc đóng thường khởi phát rầm rộ và nhanh chóng chuyển nặng, không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn đe dọa trực tiếp đến thị lực. Thực vậy, dây thần kinh thị giác vốn rất mỏng manh và dễ bị hư hại không thể phục hồi. Do vậy, bệnh glocom góc đóng có thể gây mất thị lực một phần hoặc toàn bộ vĩnh viễn chỉ sau vài giờ nếu không được xử lý kịp thời.

Các dạng bệnh glocom góc đóng

Bệnh glocom góc đóng được phân thành 2 dạng nguyên phát và thứ phát dựa theo nguyên nhân trực tiếp gây ra, cụ thể như sau.

Bệnh glocom góc đóng nguyên phát

Dạng bệnh này xảy ra do cấu tạo mắt không bình thường (nhãn cầu quá ngắn, thủy tinh thể quá dày, mống mắt quá mỏng, góc giữa giác mạc và mống mắt hẹp quá) khiến mống mắt bị ép khít vào vùng bè, làm thủy dịch không thể chảy ra được. Bệnh glocom góc đóng nguyên phát thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.

Bệnh glocom góc đóng thứ phát

Dạng bệnh này thường là biến chứng của các bệnh mắt khác hoặc một số bệnh toàn thân như chấn thương mắt, nhiễm trùng mắt, đục thủy tinh thể, u mắt, tăng huyết áp, tiểu đường… Bệnh glocom góc đóng thứ phát thường gặp ở người lớn tuổi.

Các phương pháp chữa bệnh glocom góc đóng

Glocom góc đóng diễn biến nhanh nên phẫu thuật cấp cứu chính là phương pháp chữa trị cho mọi giai đoạn bệnh. Việc dùng thuốc tây cũng được áp dụng tạm thời trong khi đợi phẫu thuật, sau phẫu thuật hoặc có thể chỉ định cho một số người bệnh có sức khỏe kém, không đáp ứng được với phẫu thuật.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt mống mắt ngoại vi: Áp dụng cho giai đoạn đầu của bệnh, khi góc thoát thủy dịch đóng ít hơn nửa chu vi. Bác sĩ sẽ chiếu tia laser hoặc mổ mở để tạo ra lỗ thoát thủy dịch mới trên vùng mống mắt.

Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc: Áp dụng khi góc thoát thủy dịch đóng quá nửa chu vi. Bác sĩ sẽ tiến hành tạo vạt kết mạc, sau đó cắt một phần nhỏ bè củng mạc (khoảng 1x 3 mm).

Phẫu thuật là cách chữa cho mọi giai đoạn bệnh glocom góc đóng

Thuốc tây

Thuốc làm giảm tiết thủy dịch: thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm như Betoptic, Acetazolamid, Timoptic, Timolol…

Thuốc làm tăng đào thải thủy dịch: thuốc co đồng tử có khả năng mở rộng góc tiếp xúc giữa giác mạc và mống mắt, giúp thủy dịch dễ đào thải ra ngoài như Pilocarpin.

Thuốc làm giảm cảm giác khó chịu: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc chống nôn…

Giải pháp giảm thiểu tổn hại thị lực do bệnh glocom góc đóng

Phẫu thuật và thuốc tây sẽ giải quyết vấn đề nhãn áp tăng cao cho người bệnh glocom góc đóng. Điều này là vô cùng cấp thiết nhưng chưa toàn diện. Theo các chuyên gia nhãn khoa, để bảo vệ được thị lực tốt, ngoài làm hạ nhãn áp, người bệnh còn cần làm tăng sức bền của hệ thống dây thần kinh thị giác ở đáy mắt. Muốn vậy, người bệnh cần bổ sung sớm một số vi chất như Alpha lipoic acid, Kẽm, vitamin B2 cho mắt. Bởi theo nghiên cứu từ các nhà khoa học trường Đại học Washington và California (Hoa Kỳ), Alpha lipoic acid là chất chống oxy hóa, có khả năng làm tăng sức mạnh của dây thần kinh thị giác. Trong khi Kẽm và B2 là thành phần quan trọng trong cấu tạo dây thần kinh kinh thị giác, đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu nuôi mắt.

Hiện nay người bệnh có thể bổ sung Alpha lipoic acid, Kẽm, vitamin B2 qua một số loại thực phẩm như rau cải xoong, rau bina, cà chua, thịt bò, hàu, trứng, ngũ cốc nguyên hạt… Tuy nhiên để đảm bảo quá trình cải thiện thị lực được nhanh chóng, hiệu quả và đơn giản, người bệnh được khuyến cáo nên chọn viên bổ mắt có chứa kết hợp các dưỡng chất này để sử dụng, tiêu biểu như Minh Nhãn Khang. Dưới đây là video chia sẻ từ bác Du (tỉnh Hậu Giang) – một người đã thoát khỏi cái án mù lòa do bệnh glocom nhờ dùng Minh Nhãn Khang sớm. Bạn hãy lắng nghe để có thêm bí quyết chăm sóc mắt cho mình.

Nhờ Minh Nhãn Khang mắt tôi đã sáng rõ, giảm hẳn mờ nhòe, đau nhức

Theo thống kê của ngành nhãn khoa, tỷ lệ mù loà do glocom ở nước ta là khoảng 6%, trong đó bệnh glocom góc đóng chiếm tới gần 80%. Đây chính là hồi chuông cảnh báo tất cả mọi người đều cần đi khám mắt thường xuyên để phát hiện sớm căn bệnh nguy hiểm này. Mong rằng qua những thông tin trên, bạn đã tự tin hơn và giảm thiểu được tổn hại thị lực khi không may phải đối mặt với bệnh glocom góc đóng.

Xem thêm:

Minh Nhãn Khang – Giải pháp ngăn mù lòa tối ưu khi mắc bệnh glocom góc đóng

6 cách chăm sóc mắt tại nhà giúp ngăn chặn bệnh glocom

Dược sĩ Trần Huyền

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn sức khỏe và các bệnh về mắt

Tags:

BẢNG GIÁ

1. Minh Nhãn Khang Platinum hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

2. Minh Nhãn Khang hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

3. Minh Nhãn Khang hộp 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

4. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      2 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Nguyễn Nghĩa
      Nguyễn Nghĩa
      3 Năm Trước

      t cũng đang bị glocom muốn tìm mua minh nhãn khang ở hà nam thì có chỗ nào bán k?