Bệnh glocom góc mở – Không cẩn trọng rất dễ bị mù lòa

5/5 - (5 bình chọn)

Bạn có từng nghe đến “hội chứng ếch luộc” chưa? Nồi nước được đun nóng từ từ khiến chú ếch chẳng thấy gì bất thường, cho đến khi phát hiện ra thì đã muộn rồi. Điều này cũng tương tự như bệnh glocom góc mở làm suy giảm thị lực một cách âm thầm và người bệnh chỉ nhận thức được khi tầm nhìn đã giảm nghiêm trọng, không thể hồi phục. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh nguy hiểm này ngay sau đây nhé.

Bệnh glocom góc mở là gì?

Bệnh glocom góc mở là tình trạng các dây thần kinh thị giác bị tổn thương, gây giảm thị lực và mù lòa vĩnh viễn. Vùng bè bị xơ hóa khiến thủy dịch trong mắt thoát chậm, làm nhãn áp tăng cao được cho là nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này.

Triệu chứng của bệnh glocom góc mở

Bệnh glocom góc mở trong giai đoạn đầu thường không gây ra bất kỳ biểu hiện bất thường nào, tuy nhiên thực tế, nó vẫn đang ngày đêm làm tổn hại các dây thần kinh thị giác. Cho đến khi phát hiện được những triệu chứng dưới đây thì thị lực của bạn có khả năng cao đã giảm nghiêm trọng.

– Mất thị lực ngoại vi, cảm giác như đang nhìn sự vật qua một đường hầm.

– Nhìn mờ như có màng sương.

– Sưng hay phồng giác mạc.

– Giãn đồng tử.

– Đỏ mắt.

– Cảm giác buồn nôn, nôn.

Những người dễ mắc bệnh glocom góc mở

Vì rất khó nhận biết sớm mà một khi nhận biết được thì đã ở giai đoạn nặng, do vậy, việc nắm rõ các yếu tố nguy cơ gây bệnh dưới đây chính là giải pháp giúp bạn chủ động phòng ngừa glocom góc mở.

– Tuổi cao: Theo nghiên cứu, có đến 10 % người từ 75 tuổi trở lên mắc bệnh glocom góc mở.

– Gia đình có người mắc bệnh.

– Bị cận thị lâu năm.

– Huyết áp thấp.

– Sử dụng thuốc chống viêm corticosteroid kéo dài.

Viêm màng bồ đào, viêm giác mạc thường xuyên.

– Trong mắt có khối u.

Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh glocom góc mở

Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh glocom góc mở

Phương pháp điều trị bệnh glocom góc mở

Mục đích điều trị bệnh glocom góc mở là làm giảm áp suất trong mắt, qua đó bảo vệ hệ thống dây thần kinh thị giác ở đáy mắt tránh khỏi tổn thương. Để làm được điều này, hiện nay có một số phương pháp phổ biến là dùng thuốc tây, chiếu laser, phẫu thuật.

Thuốc tây

Nhóm thuốc được chỉ định đầu tay cho hầu hết các trường hợp bị bệnh glocom góc mở là Prostaglandiin, có tác dụng làm tăng thoát thủy dịch qua màng bồ đào củng mạc. Ngoài ra, tùy mức độ bệnh và khả năng đáp ứng của từng trường hợp, người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng một số nhóm thuốc sau:

– Nhóm thuốc ức chế Anhydrrase carboniic: làm giảm lượng thủy dịch tiết ra bằng cách làm giảm quá trình di chuyển của nước ra khu vực hậu phòng.

– Nhóm thuốc chủ vận Alpha: làm co mạch cung cấp máu cho thể mi, giảm siêu lọc, qua đó làm giảm tiết thủy dịch, đồng thời tăng hấp thụ thủy dịch qua đường màng bồ đào.

– Nhóm thuốc chẹn Betta giao cảm: làm giảm lượng thủy dịch tiết ra chưa rõ cơ chế chính xác.

– Nhóm thuốc chủ vận Choliinergic: làm co rút cơ thể mi, giúp thủy dịch thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

Chiếu laser

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị, bác sĩ sẽ dùng tia laser phù hợp để chiếu vào mắt nhằm tạo các lỗ nhỏ trên vùng bè, giúp thủy dịch thoát ra ngoài dễ dàng hơn, làm giảm áp lực cho mắt. Phương pháp này có thể làm giảm nhãn áp từ 20 – 30% trong thời gian vài tháng hoặc vài năm, sau đó cần tiến hành lại.

Phẫu thuật

Một số phẫu thuật sau sẽ được chỉ định nếu người bệnh không đáp ứng với phương pháp chiếu tia laser.

– Cấy ống thoát nước: Bác sĩ sẽ đặt một số ống nhỏ vào mắt bạn để dẫn thủy dịch tồn đọng ra ngoài.

– Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc: Bác sĩ dùng dụng cụ để cắt đi một phần nhỏ ở vùng bè, giúp thủy dịch có đường thoát mới, làm giảm tồn đọng gây tăng áp lực trong mắt.

– Phẫu thuật cắt củng mạc sâu: Bác sĩ tiến hành cắt đi thành trong của ống Schlemm, giúp thủy dịch thấm qua vùng bè và thoát ra dễ dàng hơn.

– Quang đông thể mi: Gây teo thể mi để làm giảm lượng thủy dịch tiết ra, giảm áp lực cho mắt.

Các phẫu thuật này đều có ưu nhược điểm nhất định và phù hợp với những đối tượng riêng nên cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng.

Bệnh glocom góc mở được điều trị bằng cách chiếu laser tạo hình vùng bè

Bệnh glocom góc mở được điều trị bằng cách chiếu laser tạo hình vùng bè

Nếu đã chống chọi nhiều năm với bệnh glocom góc mở mà thị lực không cải thiện, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0971.003.903 để được chuyên gia nhãn khoa tư vấn ngay giải pháp giúp mắt nhanh sáng khỏe, hạn chế tối đa mù lòa.

Giải pháp tránh mù lòa khi mắc bệnh glocom góc mở

Nguyên nhân thị lực bị suy giảm, thậm chí mất hoàn toàn khi mắc bệnh glocom góc mở là do các dây thần kinh thị giác ở đáy mắt bị tàn phá. Bởi vậy, để tránh mù lòa, ngoài làm giảm nhãn áp, người bệnh còn cần có biện pháp làm tăng sức bền của dây thần kinh thị giác.

Theo nghiên cứu bởi các nhà khoa học tại đại học Washington (Hoa Kỳ), Alpha lipoic acid là một dưỡng chất thiết yếu cho mắt, có khả năng ức chế quá trình stress oxy hóa, bảo vệ các tế bào thần kinh thị giác và võng mạc khỏi bị tổn thương khi nhãn áp tăng cao. Bởi thế, sử dụng những viên uống bổ mắt giàu Alpha lipoic acid như Minh Nhãn Khang đã và đang là giải pháp kết hợp được nhiều người lựa chọn và đạt kết quả tốt trong ngăn chặn bệnh glocom góc mở, giúp mắt nhìn sáng khỏe hơn, phòng tránh tối đa nguy cơ mù lòa. Dưới đây là chia sẻ từ một trường hợp điển hình đã gìn giữ được tầm nhìn sáng trong chỉ sau vài tháng dùng Minh Nhãn Khang, bạn có thể lắng nghe chi tiết để có hướng chăm sóc mắt cho bản thân và gia đình.

Bí quyết ngăn chặn glocom góc mở giúp mắt sáng rõ, sắc nét

Bệnh glocom góc mở đích thực rất nguy hiểm do diễn biến âm thầm của nó. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh này, từ đó có định hướng chăm sóc mắt ngay từ sớm nếu thấy mình thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc phải.

Xem thêm:

Glocom (tăng nhãn áp) nên ăn gì, kiêng ăn gì để gìn giữ thị lực tối ưu?

Minh Nhãn Khang – giải pháp tránh mù lòa hữu hiệu khi mắc bệnh glocom

Ds. Trần Huyền

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/eye-health/eye-open-angle-glaucoma#1

https://www.healthline.com/health/open-angle-glaucoma#symptoms

Tags:

BẢNG GIÁ

1. Minh Nhãn Khang Platinum hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

2. Minh Nhãn Khang hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

3. Minh Nhãn Khang hộp 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

4. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận