Là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa chỉ sau đục thủy tinh thể, bệnh glôcôm ở mắt đã và đang là mối đe dọa với những người lớn tuổi hoặc người có nguy cơ cao mắc bệnh. Để bảo vệ thị lực khỏi nguy cơ mù lòa, việc nắm rõ các triệu chứng của bệnh và điều trị sớm là yếu tố tiên quyết.
Bệnh glôcôm ở mắt là gì?
Bệnh glôcôm là tình trạng áp lực trong mắt tăng cao vượt ngưỡng bình thường (trên 21 mmHg), chủ yếu do sự tích tụ của thủy dịch, gây tổn thương các dây thần kinh thị giác và hậu quả là làm suy giảm, thậm chí mất thị lực hoàn toàn. Glôcôm còn có nhiều tên gọi khác như: tăng nhãn áp, cườm nước, thiên đầu thống.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh glôcôm ở mắt
Tùy vào mức độ bệnh mà khi mắc glôcôm, bạn có thể gặp phải các triệu chứng dưới đây:
– Nhìn mờ như có lớp sương che trước mắt, thị lực ngoại vi giảm dần, người bệnh sẽ cảm thấy như đang nhìn qua một đường hầm.
– Thấy hào quang tỏa rộng quanh nguồn sáng như bóng đèn, ngọn lửa,…
– Đau nhức, sưng mắt
– Đỏ mắt
– Đồng tử mờ
– Đau đầu
– Buồn nôn hoặc nôn
– Sợ ánh sáng, âm thanh mạnh
Triệu chứng đặc trưng của bệnh glôcôm ở mắt
Tốc độ tiến triển của bệnh glôcôm tùy thuộc vào từng trường hợp, tuy nhiên đã có những người bị mất thị lực chỉ sau vài giờ. Do vậy, ngay khi nhận thấy các triệu chứng trên, bạn cần nhanh chóng đi khám và gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0971.003.903 để được tư vấn giải pháp trị hiệu quả.
Các phương pháp trị bệnh glôcôm ở mắt
Thuốc tây
Thuốc tây được sử dụng với mục đích làm hạ nhãn áp về mức bình thường (10 – 21 mmHg) thông qua 2 cơ chế là làm giảm tiết thủy dịch và tăng đào thải thủy dịch ra khỏi mắt. Một số nhóm thuốc thường sử dụng là:
– Thuốc chẹn beta giao cảm như Betoptiic, Tiimoptic
– Thuốc chủ vận alpha-adrenergic như Apracloniidin, Bromoniidin
– Thuốc đồng tác dụng với prostaglandin như Reescula, Xaalatan
– Thuốc ức chế anhydrase carbonic như Azooptt, Trusooptt
Các thuốc này có thể ở dạng nhỏ mắt, tra mắt hoặc uống. Người bệnh cần dùng 1 – 4 lần mỗi ngày liên tục trong thời gian dài theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật
Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật trị bệnh glôcôm ở mắt với các ưu nhược điểm khác nhau. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
– Laser: Tia laser được sử dụng để chiếu vào mắt, làm rộng góc thoát thủy dịch.
– Mổ mở: Tạo một vạt nhỏ trên màng cứng hoặc cấy ống dẫn lưu vào dưới kết mạc để giúp thủy dịch chảy ra khỏi mắt.
– Quang đông: Dùng thiết bị chuyên dụng để quang đông thể mi, làm giảm bài tiết thủy dịch.
Giải pháp tự nhiên giúp ngăn ngừa bệnh glôcôm ở mắt
Khi mắc bệnh glôcôm, chính những tổn thương tại dây thần kinh thị giác là nguyên nhân khiến thị lực trở nên tồi tệ. Bởi vậy, làm tăng sức bền của dây thần kinh thị giác, từ đó hạn chế tối đa tổn thương khi nhãn áp tăng cao chính là giải pháp bảo vệ thị lực, tránh mù lòa hiệu quả nhất.
Dùng viên uống bổ mắt chuyên biệt là giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa bệnh glôcôm ở mắt
Quá trình nghiên cứu suốt nhiều năm của các nhà khoa học Hoa Kỳ đã cho thấy, bổ sung kịp thời chất chống oxy hóa mạnh Alpha lipoic acid sẽ giúp các dây thần kinh thị giác trở nên bền chắc, dẻo dai hơn, nhờ vậy giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh glôcôm hiệu quả. Hiện nay, Alpha lipoic acid đã được nghiên cứu để sản xuất ra các sản phẩm bổ mắt, tiêu biểu như Minh Nhãn Khang. Ngoài Alpha lipoic acid, sản phẩm còn chứa Kẽm, Lutein, vitamin B2, Zeaxanthin, Hoàng đằng, Quercetin – là các dưỡng chất quan trọng giúp bảo vệ mắt khỏi các yếu tố nguy cơ gây glôcôm như lão hóa mắt, tác động của ánh nắng, tia bức xạ, vi khuẩn, gió bụi,… Chính vì thế, nếu đang mắc bệnh glôcôm, sử dụng sớm viên uống bổ mắt này chính là cách giúp bạn bảo vệ thị lực toàn diện. Chính vì thế, nếu đang mắc bệnh glôcôm, sử dụng sớm viên uống bổ mắt này chính là cách giúp bạn bảo vệ thị lực toàn diện. Qua khảo sát, đã có rất nhiều người mắc glôcôm nhưng vẫn gìn giữ được đôi mắt sáng khỏe nhờ dùng Minh Nhãn Khang đều đặn. Bác Du (Hậu Giang) trong đoạn băng dưới đây là một ví dụ tiêu biểu, bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ bác để biết cách chăm sóc mắt tốt cho bản thân và gia đình.
Hành trình đánh bay mờ nhòe, cộm nhức nhờ Minh Nhãn Khang
Những thương tổn thị lực do bệnh glôcôm ở mắt là không thể phục hồi. Do vậy, ngay từ khi phát hiện mắc glôcôm, bạn cần chú ý điều trị tích cực và sử dụng viên uống bổ mắt phù hợp để kịp thời ngăn ngừa tiến triển của bệnh..
bà Lê Thị Đạo: Tuổi về già, niềm vui lớn nhất của những bậc sinh thành là được khỏe mạnh và sống vui vầy cùng con cháu mỗi ngày. Thế nhưng với bà Lê...