Cận thị là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm và giải pháp trị hiệu quả cao

5/5 - (7 bình chọn)

– 40 – 50% trẻ em trong độ tuổi đi học bị cận thị

– Tính đến năm 2050 sẽ có 1 nửa dân số mắc bệnh cận thị

Điều này đã khiến cận thị trở thành một thách thức lớn, đáng báo động với ngành nhãn khoa. Để ngăn ngừa tốc độ lan rộng của căn bệnh này, nắm rõ các đặc điểm về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa là điều hết sức cấp thiết.

Cận thị là gì?

Cận thị là một trong 4 tật khúc xạ của mắt, xảy ra khi một số bộ phận trong mắt bị thay đổi cấu trúc, chức năng, gây tình trạng nhìn xa mờ trong khi nhìn gần vẫn rõ.

Cận thị có xu hướng hình thành sớm từ thời thơ ấu, có tính chất di truyền qua các thế hệ.

Nguyên nhân gây cận thị

Có 3 nguyên nhân chính gây bệnh cận thị, đó là:

– Giác mạc quá cong.

– Thủy tinh thể bị phồng.

– Trục nhãn cầu dài hơn kích thước thường.

Những nguyên nhân này đều khiến ánh sáng tập trung vào khu vực phía trước, thay vì chính xác lên võng mạc, do vậy làm giảm thị lực khi nhìn xa.

Những đối tượng dễ mắc bệnh cận thị

Ai cũng có thể bị cận thị, tuy nhiên theo nghiên cứu, những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao mắc tật khúc xạ này:

– Có bố mẹ bị cận thị.

– Tư thế đặt sách vở, điện thoại, máy tính, bảng,…không đúng cách, hay để sát mắt.

– Học tập, làm việc trong môi trường thiếu sáng, ánh sáng chập chờn.

– Tiếp xúc thời gian dài, liên tục với thiết bị điện tử (tivi, máy tính, điện thoại…), ánh nắng, tia lửa hàn…

– Dành phần lớn thời gian ở trong phòng, ít vận động ngoài trời.

Nguyên nhân gây cận thị là gì? Có thể là di truyền, lối sống không khoa học

Nguyên nhân gây cận thị ở nhiều trẻ nhỏ

Triệu chứng bệnh cận thị là gì?

Nhìn xa mờ, gần rõ là triệu chứng đặc trưng nhất của cận thị. Ngoài ra, người bệnh cũng thường có thêm những triệu chứng sau:

– Nhìn nhòe.

– Hay nheo mắt, đặc biệt khi nhìn các vật ở xa hoặc trong môi trường nhiều ánh sáng.

– Nháy mắt thường xuyên.

– Nhức mỏi mắt.

– Cay mắt.

Khô mắt.

– Đau đầu.

– Giảm khả năng nhìn vào buổi chiều tối.

Tác hại của cận thị

Cận thị làm giảm thị lực, qua đó gây ra một loạt những khó khăn, bất tiện cho cuộc sống của người bệnh, cụ thể là:

– Giảm chất lượng cuộc sống: Cận thị gây cản trở công việc, làm giảm bớt hứng thú với các hoạt động hàng ngày, khiến cuộc sống trở nên buồn tẻ, nhàm chán hơn.

– Đe dọa sự an toàn: Cận thị gây khó khăn khi lái xe do không thể nhìn rõ phương tiện và người tham gia giao thông, có thể dẫn đến tai nạn nguy hiểm cho người bệnh.

– Gây tốn kém tiền bạc: Chi phí thăm khám, kính mắt, thuốc thang, phẫu thuật tuy không phải quá lớn nhưng có thể làm tăng thêm gánh nặng cho người bệnh và gia đình, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

– Dẫn đến nhiều bệnh về mắt nguy hiểm hơn: Cận thị làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể, glocom, đục dịch kính, bong rách võng mạc, thoái hóa điểm vàng,… gây tổn hại nghiêm trọng cho thị lực và hoàn toàn có thể dẫn đến mù lòa.

Tác hại của cận thị là gì? Cận thị gây nhìn mờ cản trở cuộc sống

Cận thị có thể gây nhiều tác hại khôn lường

Để không phải đối diện với những khó khăn do cận thị gây ra, ngay từ khi có dấu hiệu nhìn xa mờ, bạn cần đi khám và điều trị ngay, đồng thời gọi điện hoặc liên hệ qua Zalo số: 0971.003.903 để được tư vấn giải pháp gìn giữ thị lực, ngăn ngừa tăng độ cận tối ưu.

Cận thị có chữa được không?

Tuy dễ mắc nhưng cận thị có thể chữa được, điều quan trọng là bạn cần phát hiện và lựa chọn đúng phương pháp phù hợp với mình.

Đeo kính chỉnh cận thị

Kính chỉnh cận thị thực chất là thấu kính phân kỳ giúp thay đổi đường đi của các tia sáng, hướng tập trung chính xác lên võng mạc, từ đó giúp mắt nhìn rõ nét trở lại. Đeo kính là cách điều trị cận thị phổ biến và đơn giản nhất hiện nay, gồm 3 dạng chính là:

– Kính gọng: Thấu kính cứng, đeo trước mắt, dễ sử dụng, chi phí thấp, an toàn.

– Kính áp tròng: Thấu kính mềm, đeo áp sát vào giác mạc mắt, mang lại tính thẩm mỹ cao, chi phí cao, cần vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng mắt.

– Kính định hình giác mạc: Thấu kính cứng, đeo áp sát giác mạc vào ban đêm để điều chỉnh hình dạng giác mạc khi ngủ, buổi sáng tháo ra vẫn có thể nhìn rõ cả ngày. Loại kính này tiện lợi nhưng chi phí khá cao.

Phẫu thuật điều trị cận thị

Hiện nay có nhiều loại phẫu thuật được ứng dụng trong điều trị cận thị như: Lasik, Lasek, Prk, ReLex Smile,… Mỗi phẫu thuật cũng có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, tuy nhiên đều nhằm mục đích làm mỏng giác mạc để giúp ánh sáng hội tụ đúng lên võng mạc mắt.

Để hạn chế rủi ro, biến chứng sau phẫu thuật, người bệnh chỉ nên tiến hành khi đã đủ 18 tuổi, độ cận ổn định, ít hoặc không tăng lên trong thời gian dài, đồng thời cần có chế độ chăm sóc mắt tốt.

Cách điều trị cận thị là gì? Đeo kính, phẫu thuật, lối sống

Đeo kính là cách điều trị cận thị phổ biến nhất

Phương pháp chữa cận thị tại nhà

Các chuyên gia nhãn khoa đã liên tục tìm ra cách thức mới để ngăn chặn bệnh cận thị tiến triển. Phương pháp được cho là công hiệu nhất hiện nay bao gồm bổ sung vi chất và thay đổi lối sống.

Các dưỡng chất tốt giúp ngăn ngừa cận thị

Việc bổ sung các vi chất từ thảo dược Hoàng đằng kết hợp cùng vitamin B2, Kẽm, Alpha lipoic acid đã được chứng minh là có thể bảo vệ giác mạc, thủy tinh thể, ngăn chặn sự tăng độ cận, giảm thị lực nặng, đồng thời phòng tránh khô mắt, mỏi mắt, đục dịch kính gây chấm đen ruồi bay… ở người cận thị lâu năm.

Nhận thức rõ điều này, các nhà khoa học tại Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã nghiên cứu kết hợp các dưỡng chất trên tạo nên Minh Nhãn Khang – viên bổ mắt tốt nhất cho người cận thị.

Hàng triệu người dùng Minh Nhãn Khang và đã cải thiện đến 90% thị lực, mắt giảm mờ mỏi, chấm đen hiệu quả. Ví như chia sẻ của chị Hồ Thị Xuân trong video dưới đây:

Bí quyết tăng 90% thị lực, hết khô mỏi, chấm đen dù cận thị nặng

Lối sống tốt cho người cận thị

– Dành thời gian hoạt động ngoài trời nhiều hơn trong những năm đầu đời: Vitamin D trong ánh nắng được cho là có thể bảo vệ cấu trúc mắt, từ đó ngăn cản cận thị hiệu quả.

– Ăn nhiều rau củ, trái cây đậm màu để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất thiết yếu cho mắt: bí ngô, ớt chuông, cà rốt, súp lơ xanh, khoai lang, bí xanh, cải xoong, chuối, cam, dứa, dâu tây, đu đủ, lựu, kiwi,…

– Giữ khoảng cách tối thiểu là 30cm với sách vở, bảng, máy tính; 2m với tivi. Tránh sử dụng thiết bị điện tử liên tục trong thời gian dài; sau mỗi 60 phút sử dụng nên nhắm mắt thư giãn khoảng 5- 10 phút.

– Không đọc sách báo, xem video… khi đang di chuyển, trong môi trường thiếu ánh sáng.

– Ngủ trước 11 giờ đêm.

– Khám mắt theo định kỳ 3 – 6 tháng/ lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ.

– Không hút thuốc lá, uống bia rượu hoặc sử dụng thực phẩm có cồn, cafein hay các chất kích thích khác.

Cận thị là điều không ai mong muốn, do vậy, để không mắc phải hoặc suy giảm thị lực do căn bệnh này, đòi hỏi mỗi người cần có ý thức chăm sóc mắt ngay từ nhỏ, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc bệnh.

Xem thêm:

Viên uống bổ mắt tốt giúp đẩy lùi cận thị

10 mẹo đơn giản giúp mắt luôn sáng khỏe

DS. Trần Huyền

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nearsightedness/symptoms-causes/syc-20375556

BẢNG GIÁ

1. Minh Nhãn Khang Platinum hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

2. Minh Nhãn Khang hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

3. Minh Nhãn Khang hộp 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

4. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận