Chớ nên xem nhẹ bệnh viêm giác mạc

5/5 - (7 bình chọn)

Giác mạc là bộ phận trong suốt có hình vòm nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt. Khi bị viêm giác mạc, thị lực sẽ bị ảnh hưởng tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Viêm giác mạc nặng có thể dẫn đến thủng giác mạc.

Viêm giác mạc là gì?

Viêm giác mạc (keratitis) là tình trạng tổn thương viêm hoặc do nhiễm khuẩn bên trong giác mạc. Khi nhìn vào mắt của một người, bạn sẽ thấy rõ mống mắt và đồng tử qua giác mạc. Giác mạc làm nhiệm vụ “uốn cong” – khúc xạ ánh sáng đi vào mắt, chiếm 2/3 tổng số năng lượng quang học của mắt. Giác mạc dày khoảng 0,5mm và có đường kính khoảng 13mm, cùng với củng mạc (tròng trắng mắt) tạo thành “chiếc áo khoác” bên ngoài nhãn cầu.

Vì gần như tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài (chỉ cách một lớp màng phim nước mắt rất mỏng) nên giác mạc rất dễ bị viêm nhiễm.

Giác mạc đóng vai trò là “chiếc áo khoác” giúp bảo vệ các bộ phận bên trong của mắt

Giác mạc đóng vai trò là “chiếc áo khoác” giúp bảo vệ các bộ phận bên trong của mắt

Các nguyên nhân gây viêm giác mạc

Có nhiều nguyên nhân gây viêm giác mạc, phổ biến nhất là các bệnh nhiễm trùng, sau đó đến khô mắt, bất thường ở mí mắt, chấn thương, ảnh hưởng của các tác nhân vật lý, hóa học và các bệnh tiềm ẩn khác như viêm khớp dạng thấp hoặc hội chứng Sjogren (rối loạn hệ thống miễn dịch gây khô mắt và khô miệng). Một số trường hợp viêm giác mạc không rõ nguyên nhân.

Virus thường gây viêm nhiễm giác mạc, bao gồm: Adenovirus (nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp trên), herpes gây bệnh thủy đậu hoặc zona…

Viêm giác mạc do vi khuẩn có xu hướng ít hơn so với virus. Viêm do ký sinh trùng, nấm,.. hiếm gặp ở các nước phát triển. Đối với loại này, sự tổn thương thường bắt đầu từ các lớp ngoài của giác mạc sau đó tấn công sâu vào lớp bên trong làm tăng nguy cơ suy giảm thị lực.

Các chấn thương ở phía trước của mắt, như sử dụng kính áp tròng, phẫu thuật lasik… cũng có thể dẫn đến viêm giác mạc.

Để phòng ngừa viêm nhiễm giác mạc, bên cạnh việc loại bỏ tác nhân gây bệnh, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ dành cho mắt có chứa kháng sinh thiên nhiên là Hoàng đằng. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0971.003.903 để được tư vấn chi tiết về giải pháp này.

Phân loại viêm giác mạc

Viêm giác mạc được phân loại theo vị trí, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh.

Theo vị trí

– Viêm giác mạc nông (superficial keratitis): Chỉ viêm nhiễm trên bề mặt giác mạc (biểu mô)

– Viêm giác mạc kẽ (interstitial keratitis): Ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của giác mạc (nhu mô)

Theo mức độ nghiêm trọng

Bao gồm viêm giác mạc thể nhẹ, trung bình và thể nặng, dựa vào tình trạng lây lan của viêm nhiễm đến các bộ phận khác trong mắt. Viêm giác mạc cũng được phân loại theo cấp tính và mạn tính, xảy ra 1 – 2 lần hoặc tái đi tái lại ở một hoặc cả hai mắt.

Theo nguyên nhân gây bệnh

Chẳng hạn như: Viêm giác mạc do nhiễm trùng, do chấn thương vật lý/hóa học, do khô mắt, do các bệnh ở mí mắt, do bụi phấn hoa hoặc độc tố của vi khuẩn trong nước mắt (viêm kết mạc do bệnh tự miễn).

Dấu hiệu và triệu chứng khi bị viêm giác mạc

Mắt đỏ, đau mắt, chảy nước mắt và nhìn mờ là các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm giác mạc. Cơn đau do viêm giác mạc có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm.

Các dấu hiệu khác của bệnh viêm giác mạc bao gồm:

– Cộm mắt, giống như có cát bay vào trong mắt

– Nhạy cảm với ánh sáng

– Giác mạc có màu trắng đục (nếu viêm nhiễm lan rộng)

– Khó mở to mi mắt

Nếu nguyên nhân là chấn thương hoặc nhiễm trùng, viêm giác mạc thường chỉ ảnh hưởng đến một mắt. Nếu cả hai mắt đều bị viêm, cần nghĩ đến các nguyên nhân khác.

Biến chứng sau viêm giác mạc

Viêm giác mạc nông chỉ ảnh hưởng đến bề mặt giác mạc nên thường không để lại sẹo. Viêm giác mạc kẽ liên quan đến các lớp sâu và rộng hơn, nhiều khả năng để lại sẹo sau khi điều trị. Sẹo giác mạc gây cản trở tầm nhìn, đặc biệt nếu chúng xuất hiện ở vùng trung tâm của hình ảnh.

Viêm giác mạc tiến triển nặng hơn có thể gây loét và dẫn đến thủng giác mạc – một tình trạng vô cùng nghiêm trọng khiến người bệnh phải đối diện với chỉ định ghép giác mạc. Tuy nhiên, ghép giác mạc không phải là vấn đề dễ dàng do phải có giác mạc của người hiến tặng, và quá trình thực hiện người bệnh có thể gặp phải một số rủi ro.

Chữa viêm giác mạc như thế nào?

Viêm giác mạc được điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, nếu là do chấn thương nhẹ, chẳng hạn như xước giác mạc, bác sỹ có thể chỉ định thuốc mỡ kháng sinh tra mắt.

Nếu viêm giác mạc do vi khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh nhỏ mắt

Nếu viêm giác mạc do vi khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh nhỏ mắt

– Viêm giác mạc do virus herpes simplex hoặc virus gây bệnh zona, người bệnh được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hay thuốc uống kháng virus, hoặc là cả hai. Viêm giác mạc do vi khuẩn được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, bác sỹ sẽ kê đơn kết hợp các loại kháng sinh, người bệnh thường được kết hợp một kháng sinh đường uống cùng kháng sinh bôi hoặc nhỏ. Nước mắt nhân tạo thường được sử dụng trong trường hợp viêm giác mạc do khô mắt.

– Viêm giác mạc do bệnh tự miễn được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt corticosteroid tại chỗ. Ngoài ra, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các yếu tố gây viêm giác mạc, chẳng hạn như kính áp tròng, ánh sáng mặt trời, các chất hóa học…

Nếu được phát hiện sớm, đa số trường hợp viêm giác mạc do nhiễm trùng đều được chữa khỏi và không ảnh hưởng tới thị lực. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh viêm giác mạc, bạn nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Phòng ngừa viêm giác mạc tái phát bằng liệu pháp tự nhiên

Một chế độ dinh dưỡng khoa học và chăm sóc mắt phù hợp sẽ có ý nghĩa rất quan trọng giúp phòng ngừa tình trạng viêm giác mạc tái phát. Để làm được điều đó, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây:

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

– Hạn chế đồ ăn nhiều đường, muối, các loại dầu mỡ động vật…

– Tránh sử dụng những đồ uống không có lợi cho sức khỏe như rượu bia, cà phê, thuốc lá.

– Đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

– Dùng nước muối NaCl 0,9% để vệ sinh mắt hàng ngày hoặc khi có bụi hay vật lạ bay vào mắt.

– Sử dụng viên uống bổ mắt chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên như Hoàng đằng, nhằm bảo vệ giác mạc, ngăn chặn tình trạng viêm tái diễn, nhờ vậy sẽ rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế nguy cơ tác dụng phụ do dùng thuốc tây dài ngày. Sự có mặt của Hoàng đằng cùng các hoạt chất chống oxy hóa như Apha lipoic acid trong sản phẩm Minh Nhãn Khang cũng chính là liệu pháp tự nhiên tối ưu nhất để tăng cường thị lực và phòng tình trạng viêm giác mạc tái phát nhiều lần.

Nhờ áp dụng những hướng dẫn đơn giản trên mà hàng ngàn người đã loại bỏ được tình trạng viêm giác mạc nhanh chóng, đồng thời tránh tái phát hiệu quả. Cùng lắng nghe chia sẻ từ bác Mai (58 tuổi – Nghệ An) – một trường hợp tiêu biểu mắc kết hợp cả viêm giác mạc với viêm kết mạc, viêm bờ mi, khô mắt suốt hàng năm trời nhưng chỉ sau vài tuần điều trị đúng hướng đã lấy lại được đôi mắt sáng khỏe trong video sau.


Bí quyết trị viêm giác mạc giúp loại dứt cộm ngứa, đau nhức, cay đỏ mắt, bảo vệ thị lực tối ưu

Xem thêm: Viên uống bổ mắt Minh Nhãn Khang giúp cho đôi mắt luôn sáng khỏe

Ds Thanh Xuân

Nguồn tham khảo:

http://www.medicinenet.com/keratitis/page4.htm

https://www.drugs.com/health-guide/keratitis.html

——————-

Thông tin cho bạn: Tpcn Minh Nhãn Khang chứa Hoàng đằng cùng Quercetin, Kẽm, Lutein, Zeaxanthin… giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về mắt

BẢNG GIÁ

1. Minh Nhãn Khang Platinum hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

2. Minh Nhãn Khang hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

3. Minh Nhãn Khang hộp 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

4. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      47 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Hà
      3 Năm Trước

      cháu năm nay 15t và bị viêm giác mạc,mắt cháu hơi mờ thì nên làm thế nào ạ

      Cao Hoàng,
      Cao Hoàng,
      4 Năm Trước

      mình bị sẹo giác mạc hơi mờ mờ. thì có chiếu laser được ko ạ.

      Anh Thư
      Anh Thư
      6 Năm Trước

      Dạ nay con 14t. hiện mắt trái của con có dấu hiệu đỏ, khó chịu, hay chải nước mắt. con có đeo kính áp tròng và cũng tham khảo nguyên nhân nên cũng biết là do kính . vậy bây h con cần làm gì để khắc phục tình trạng ạ

      Gia
      Gia
      6 Năm Trước

      Bác sĩ cho e hỏi e đi khám bác sĩ cũng kêu bị như vậy nhưng uống thuốc vẫn ko khỏi hay đau mắt , chảy nước mắt hay ngứa ở trong mắt làm khó chịu đặc biệt vào buổi sáng.

      Vân anh
      Vân anh
      6 Năm Trước

      cháu bị sẹo giác mac có sử dụng dk minh nhãn khang k ah,nếu dùng dk có ảnh hưởng gì không ah

      Nguyễn thành tài
      Nguyễn thành tài
      6 Năm Trước

      Bac si cho em hoi.em di kham o nhieu benh vien.bs noi e bi seo giac mac.mac e ko nhin thay duoc.e bi luc e 1tuoi.nam nay em 30tuoi.bs cho hoi co giac mac thay ko.co cach nao tri ko

      Bùi thị liên
      Bùi thị liên
      6 Năm Trước

      Bs ơi. Cháu bị phần con ngươi lõm xuống. Phần lòng trắng nhô cao hơn. Dưới mi dưới có phần trắng đục. Mắt sưng đỏ. Đi khám thì bs bảo là bị viêm màng mắt. Cháu muốn hỏi là cháu có pải bị viêm màng mắt ko. Và cháu có nguy cơ bị mù ko

      Trương Hữu Thanh
      Trương Hữu Thanh
      6 Năm Trước

      Thưa BS: Cháu bị viêm giác mạc, mắt sưng khi đi khám BS bảo màng mắt và giác mạc bị trây xước.sau một thời gian điều trị mắt đã giảm sưng 90 %. nhưng bây giờ mắt nhìn mờ hẳn. trong quá trình điều trị có nhỏ thuốc Caravit, novotane và tra thuốc mỡ. B/giờ nên phải làm sao ah!

      Huyền
      Huyền
      6 Năm Trước

      Cháu 15t ạ cháu có đeo kính áp tròng đc 1 thờii gian và cháu bị đỏ phần xung quanh của con ngươii mắt khi tháo lens ra. Cháu có tra thuốc rửa mắt nhưng đến sáng hôm sau thì mắt lại càng đỏ. Đến gần trưa thì mắt cháu kh còn đỏ và bình thường trở lại. Trường hợp của cháu chỉ bị khi tháo kính áp tròng ra thôi ạ. Bsi tư vấn giúp cháu !

      Trương Như Ý
      Trương Như Ý
      7 Năm Trước

      Cháu bị viêm giác mạc cách đây một tuần rồi, nhưng tuần này cháu phải thi học kì, vậy cháu cần có chế độ học tập như thế nào để tránh ảnh hưởng tới mắt ạ

      Nguyễn thị Oanh
      Nguyễn thị Oanh
      7 Năm Trước

      Bs ơi.cho cháu hỏi là bạn con cũng bị viêm giác mạc.Nhung mắt bên trái bị hư rồi.gio n lan qua mắt bên phải.Moi lần thấy Ánh sáng là mắt p con đau nhói hơi cộm.va Bạn cháu đi khám thì ngta kêu nếu k giữ kĩ thì sẽ dẫn đến mù loà.Bs giúp con với ạ.co cách nào làm n giảm đc k ạ.chau Cảm ơn.mong Bs phản hồi ạ

      hường nguyễn
      hường nguyễn
      7 Năm Trước

      ông mình bị cộm rát 2 mắt như có cát ném vào mắt, đi khám thì phản xạ đồng tử với ánh sấng bình thường, đường kính đồng tử 2 bên khoảng 3mm, lỗ đồng tử mắt phải màu nâu, mắt trái màu trắng đục như vôi. cách chắm sóc mắt cho ông mình như thế nào ạ?

      Nguyễn Mạnh Hà
      Nguyễn Mạnh Hà
      7 Năm Trước

      Bố em năm nay 73 tuổi bị bệnh về mắt đã lâu, năm 1990 khi nhìn vào mắt ông thì nhìn thấy lòng trắng như mầu cùi nhãn, đã đi chữa nhiều lần, đã mổ mắt rồi. Đến nay đi khám lại thì 1 bên không nhìn tháy gì, một bên còn 4/10. vậy em hỏi là mắt bố em còn hy vọng chữa không, nếu ống thốc điều trị thì uống thuốc gì ( lưu ý là hiện nay mắt còn lại vẫn đang mờ dần ). Cảm ơn bác sỹ.

      Thanh
      Thanh
      7 Năm Trước

      Cách điều trị viêm giác mạc tại nhà đc k ạ

      Hoangthithu
      Hoangthithu
      7 Năm Trước

      Thoái hóa đáy mắt có ghép giác mạc được không?

      Huỳnh Thị Yến
      Huỳnh Thị Yến
      7 Năm Trước

      Bác sĩ điều trị bệnh viêm giác mạc có bớt ko bác sĩ
      Xin cảm ơn

      nghĩa
      nghĩa
      7 Năm Trước

      Cháu bị viêm giác mạc ,đi khám thì bác sĩ cho thuốc uống và thuốc nhỏ mắt 5ngày .Nhưng sau 5ngày mắt cháu vẫn bị chói bởi ánh sáng và thị lực cũng còn mờ …vậy cháu có nên tái khám ko ạ?

      Đặng văn thuần
      Đặng văn thuần
      7 Năm Trước

      Cháu bị viêm giác mạc nhưng mắt cháu chỉ đỏ và có rử thi nghiêm trọng k hả bác sĩ

      Ngọc hân
      Ngọc hân
      7 Năm Trước

      Cháu 16t bị viêm giác mạc do đeo lens thường xuyên. Nhưng công việc cháu kh còn cách nào khác. Giờ phải làm sao ạ

      thao quyen
      thao quyen
      7 Năm Trước

      E đang điều trị bệnh viêm giác mạc tại bệnh viện. Giờ e mua thêm MINH NHÃN KHANG uống kèm theo được không bác sĩ .e bi viêm giác mạc nặng.co ki sinh trùng trong mắt

      Trân
      Trân
      7 Năm Trước

      Khi bị viêm giác mạc có cần kiêng cứ ăn uống hay tránh lái xe máy không ạ? Cháu bị viêm giác mạc tái phát nên cũng lo lắng, vì 3 năm trước chữa rất lâu và để lại sẹo, lần này không dám khinh thường bệnh tật.
      Mong được trả lời sớm ạ, xin cảm ơn.

      Vân
      Vân
      7 Năm Trước

      Cháu 17 tuổi bị viêm giác mạc mắt phải . Tầm 1 năm trở lại cháu bị khoảng 3,4 lần . Cháu mới tái bệnh 1 tuần trước giờ đã khỏi và cháu cảm thấy thị lực mắt phải cháu yếu đi cho cháu hỏi nó có nghiêm trọng ko ạ và có cách nào giải quyết đc ko bác sĩ

      Vẻ
      Vẻ
      7 Năm Trước

      Mắt mình bị ngứa cả hai mắt mà ngứa nhiều lắm như vây có phải mình bị viêm giác mạc không. Mà mình đang có bầu 2 tháng liệu có dùng được thuốc này không vậy

      Chinh
      Chinh
      7 Năm Trước

      Bây giờ e có thể gọi nc dc k ạ