Đau mắt đỏ – Viêm kết mạc: Điều trị và phòng ngừa lây lan

4/5 - (6 bình chọn)

Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Đau mắt đỏ thường phát triển mạnh trong mùa mưa bão, ở các khu vực có khí hậu đặc trưng là nóng nực và độ ẩm cao. Đau mắt đỏ có thể lây lan nhanh qua đường hô hấp, hoặc tiếp xúc với dịch gỉ mắt của người bệnh.

Kết mạc là lớp mô mỏng, trong suốt bao phủ tròng trắng mắt và mặt trong mi mắt, giữ cho mi mắt có thể trượt dễ dàng trên nhãn cầu (chớp mắt) mà không làm tổn thương cho giác mạc. Kết mạc là bộ phận ngoài cũng của nhãn cầu, rất dễ bị các yếu tố ngoài môi trường xâm nhập gây viêm, nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ – viêm kết mạc

Tiếp xúc với các yếu tố gây viêm là nguyên nhân chính gây bệnh đau mắt đỏ. Các yếu tố này bao gồm:

– Virus

– Vi khuẩn (ví dụ: Vi khuẩn gây bệnh lậu, Chlamydia)

– Các chất kích thích như: dầu gội, bụi bẩn, khói và chất Clo trong nước máy, nước trong hồ bơi…

– Các tác nhân gây dị ứng bao gồm: bụi, phấn hoa, dị ứng do đeo kính áp tròng…

Bệnh đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn dẽ lây truyền từ người này sang người khác, có thể bùng phát thành dịch. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị đau mắt đỏ do hệ miễn dịch còn yếu.

Đau mắt đỏ – viêm kết mạc có thể gây ra những triệu chứng nào?

Triệu chứng đau mắt đỏ không giống nhau ở tất cả mọi người do xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, khi kết mạc bị viêm, người bệnh thường biểu hiện những triệu chứng sau:

– Đỏ mắt, cụ thể là ở tròng trắng mắt và mí mắt

– Chảy nhiều nước mắt

– Xuất hiện nhiều gỉ vàng và cứng ở mi mắt, đặc biệt là khi ngủ dậy

– Mắt chảy dịch màu trắng hoặc xanh lá cây

– Ngứa mắt

– Mắt cộm rát

– Mờ mắt

– Tăng nhạy cảm với ánh sáng

Triệu chứng viêm kết mạc phổ biến: Đỏ mắt

Triệu chứng viêm kết mạc phổ biến: Đỏ mắt

Khi có một hoặc nhiều các dấu hiệu kể trên, người bệnh nên đi khám bác sĩ. Tại đây, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể lấy gỉ mắt để tiến hành phân tích trong phòng xét nghiệm. Khi định danh được nguyên nhân cụ thể, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.

Đau mắt đỏ – viêm kết mạc có để lại biến chứng?

Nếu được điều trị sớm, đau mắt đỏ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại bất kỳ biến chứng gì. Tuy nhiên, một số dạng đau mắt đỏ có thể tiến triển nặng hơn, gây ra sẹo giác mạc và làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh. Nếu được chẩn đoán đau mắt đỏ do vi khuẩn lậu, Chlamydia hoặc một số chủng virus adeno, bạn có nguy cơ bị giảm thị lực hoặc mù lòa nếu không điều trị đúng cách.

Ngoài ra, viêm kết mạc kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng khác, bao gồm: khô mắt, viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu, viêm tuyến lệ cấp tính, viêm mủ túi lệ, giả mạc, sẹo kết mạc…

Hoàng đằng có chứa Palmatin – là kháng sinh thiên nhiên giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau mắt đỏ, phòng ngừa nguy cơ bị viêm, nhiễm khuẩn mắt. Hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0971.003.903 để được tư vấn chi tiết về giải pháp hỗ trợ có chứa Hoàng đằng.

Điều trị đau mắt đỏ

Với mỗi nguyên nhân, bệnh đau mắt đỏ sẽ được điều trị theo phương pháp khác nhau:

Đau mắt đỏ do vi khuẩn

Người bệnh được điều trị bằng kháng sinh dạng thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ bôi hoặc thuốc viên uống toàn thân. Thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ cần phải được tra vào cả mặt trong của mí mắt 3 – 4 lần/ngày trong 5 – 7 ngày. Viêm kết mạc do vi khuẩn sẽ được cải thiện trong khoảng 1 tuần, tuy nhiên, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định kể cả khi đã hết triệu chứng để phòng ngừa nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.

Đau mắt đỏ do virus

Các virus cảm lạnh thông thường có thể là nguyên nhân gây đau mắt đỏ. Điều trị thường kéo dài 4 – 7 ngày, đồng thời phòng ngừa lây lan cho người khác. Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người chưa bị bệnh và rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi chế biến thực phẩm. Bạn cũng nên dừng đeo kính áp tròng để hạn chế tổn thương giác mạc, dừng luôn cả việc trang điểm và luôn luôn phải đeo kính bảo vệ. Nếu trong quá trình điều trị mà thấy mắt mờ đi, bạn nên đi khám ngay bởi một số loại virus có thể gây sẹo giác mạc.

Đau mắt đỏ do kích ứng

Đối với bệnh viêm kết mạc do kích ứng, bạn nên rửa mắt bằng nước sạch trong 5 phút để loại bỏ các yếu tố gây kích ứng. Sau khoảng 4 tiếng, các triệu chứng sẽ dần cải thiện.

Nếu bị viêm kết mạc do acid hoặc chất kiềm như thuốc tẩy, bạn nên rửa mắt ngay lập tức với thật nhiều nước và đi đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Đau mắt đỏ do dị ứng

Các triệu chứng đau mắt đỏ do dị ứng sẽ giảm dần khi dị nguyên được loại bỏ.

Làm thế nào để giảm triệu chứng đau mắt đỏ?

Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ sẽ giúp cải thiện dần các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý những điều sau để giảm bớt khó chịu cho đôi mắt:

– Hạn chế cho mắt tiếp xúc với bụi bẩn và các chất kích thích khác.

– Hạn chế trang điểm, đặc biệt là vùng mắt.

– Không đeo kính áp tròng, thay vào đó hãy đeo kính có gọng.

– Không tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt khi chưa được bác sĩ chỉ định.

– Uống bổ sung sản phẩm hỗ trợ chứa chất kháng viêm kháng khuẩn tự nhiên, tiêu biểu như Minh Nhãn Khang.

Rất nhiều người bị đau mắt đỏ tái phát nhiều lần nhưng nhờ áp dụng những thay đổi về lối sống đơn giản trên và kết hợp sử dụng viên bổ mắt Minh Nhãn Khang chứa thảo dược Hoàng đằng mà đã loại bỏ được hẳn biểu hiện ngứa đỏ, cộm rát, mờ nhòe… nhanh chóng chỉ sau vài tuần. Hãy lắng nghe ngay chia sẻ từ bác Mai trong đoạn băng sau để biết hướng điều trị cho bản thân mình.


Không còn lo sợ đau mắt đỏ tái diễn chỉ sau chưa gần 1 tháng dùng Minh Nhãn Khang

Phòng ngừa đau mắt đỏ lây lan

Đau mắt đỏ do virus mặc dù rất dễ lây lan nhưng một số phương pháp đơn giản lại có thể ngăn chặn được sự phát triển của dịch bệnh. Rửa tay bằng xà phòng và tránh chạm tay vào mặt là điều mà mỗi người bệnh đau mắt đỏ cần “nằm lòng” nếu không muốn truyền bệnh cho người khác.

Rửa tay bằng xà phòng giúp ngừa đau mắt đỏ

Rửa tay bằng xà phòng giúp ngừa đau mắt đỏ

Ngược lại, nếu có người thân trong gia đình bị đau mắt đỏ, bạn cần rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng bằng xà phòng, tránh dùng chung khăn lau, gối, khăn mặt, dụng cụ trang điểm mắt… với người đó. Ngoài ra, bạn không nên đi bơi khi đang có dịch đau mắt đỏ.

Đau mắt đỏ không chỉ gây phiền toái, đau đớn mà còn gây thiệt hại về thời gian và tiền bạc. Hãy tự bảo vệ mình khỏi sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ – viêm kết mạc!

Thanh Xuân

Tham khảo:

http://www.webmd.com/eye-health/eye-health-conjunctivitis?page=2  

———————-

Thông tin cho bạn: Tpcn Minh Nhãn Khang có chứa Hoàng đằng, chất dinh dưỡng, chống oxy hóa giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về mắt

BẢNG GIÁ

1. Minh Nhãn Khang Platinum hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

2. Minh Nhãn Khang hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 2 hộp: 205.000 đồng/hộp

– Từ 3 – 5 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 195.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

3. Minh Nhãn Khang hộp 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

4. Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,000,000đ trở lên

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      2 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Hoàng Việt,
      Hoàng Việt,
      3 Năm Trước

      Bsi oi ở dưới bờ mắt bên trong có một vòng đục đó là bệnh gì vậy