Đục thủy tinh thể là tình trạng ống kính tự nhiên của mắt trở nên đục mờ, giống như một tấm kính lâu ngày không được lau chùi bụi bặm, làm giảm thị lực của người bệnh. Ở giai đoạn chớm đục, bệnh không nguy hiểm, nhưng theo thời gian, “lớp bụi” ngày càng lan rộng và dày đặc có thể dẫn tới mất thị lực không thể phục hồi. Trên thực tế, theo ước tính của Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã có khoảng gần một nửa số trường hợp mắc bệnh đục thủy tinh thể đã bị mù lòa.
Đục thủy tinh thể làm giảm chất lượng cuộc sống
Đục thủy tinh thể rất phổ biến ở người lớn tuổi, đặc biệt là trên độ tuổi 60 có đến hơn 50% số người được chẩn đoán bệnh. Trì hoãn việc điều trị đục thủy tinh thể, cũng như không tham gia thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm bệnh có thể làm tăng nguy cơ mù lòa, đồng thời gây thiệt hại và ảnh hưởng về cả vật chất, tâm lý cho người bệnh.
Đôi mắt không chỉ là nơi chúng ta tiếp nhận thông tin bằng hình ảnh và mà còn là “cơ quan” giao tiếp giữa người với người. Đôi mắt không biết nói dối, mọi hỉ, nộ, ái, ố trong cuộc đời đều được bộc lộ rõ ràng khi nhìn sâu vào đôi mắt của người đối diện. Những hoạt động hàng ngày nếu muốn diễn ra suôn sẻ đều cần có đôi mắt “chỉ đường”. Nhưng bệnh đục thủy tinh thể lại có thể che bớt tầm nhìn của đôi mắt, khiến hình ảnh thu được không rõ ràng, đôi khi người bệnh không thể phân biệt được màu sắc và khuôn mặt của người khác, gây suy giảm chất lượng cuộc sống. Khi bị đục thủy tinh thể nặng, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong các công việc hàng ngày, chẳng hạn như đọc sách, lái xe… Do đó, họ thường không thể kiếm sống và sống độc lập như những người khác.
Một số trẻ em sau khi sinh ra đã phát triển đục thủy tinh thể bẩm sinh. Khác với đục thủy tinh thể ở người lớn, đục thủy tinh thể ở trẻ nhỏ có thể phát triển rất nhanh chóng, gây nên bệnh nhược thị, hay còn gọi là đôi mắt lường biếng. Thậm chí, trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể bị mất thị lực hoàn toàn chỉ vài năm sau khi sinh.
Bệnh đục thủy tinh thể có thể dẫn tới mù lòa nếu không điều trị
Chưa có bất kỳ một loại thuốc nào có thể làm tan được thủy tinh thể bị đục, vì vậy phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo là phương pháp điều trị được chỉ định trong các trường hợp nặng nhằm lấy lại thị lực cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều nơi trên thế giới chưa được tiếp cận phương pháp này và hàng triệu người vẫn đang đứng trước nguy cơ mất thị lực. Bên cạnh đó, trong và sau khi phẫu thuật, người bệnh cũng có thể phải đối diện với các biến chứng như: đục bao sau, tăng nhãn áp, bong võng mạc, phù điểm vàng, nhiễm khuẩn mắt…Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể cần cân nhắc kỹ trước khi tiến hành.
Đục thủy tinh thể gây giảm thị lực khiến cuộc sống của bạn gặp vô vàn khó khăn, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và ngăn chặn tiến triển của căn bệnh này, tránh nguy cơ phẫu thuật bằng cách gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0971.003.903 để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất.
Đục thủy tinh thể làm ảnh hưởng tới khả năng lái xe
Đục thủy tinh thể ảnh hưởng tới khả năng lái xe
Bệnh đục thủy tinh thể giai đoạn đầu thường nhẹ và hầu như không ảnh hưởng tới tầm nhìn, người bệnh vẫn có thể lái xe an toàn trong nhiều năm đầu, miễn là không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, qua thời gian, tình trạng bệnh xấu đi khiến thị lực ngày càng giảm, việc lái xe sẽ không còn đơn giản nữa. Khi bị đục thủy tinh thể nặng, bạn sẽ gặp khó khăn hơn khi nhìn đường, các biển báo giao thông, biển chỉ đường và những người tham gia giao thông khác bởi căn bệnh này gây ra các triệu chứng như:
– Nhìn mờ (đối tượng, màu sắc)
– Tăng nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng mạnh phát ra từ đèn pha
– Nhìn kém hơn vào ban đêm
– Nhìn đôi hoặc nhìn ba (nhìn 1 đối tượng thành 2 hoặc 3 đối tượng)
Người bệnh không nên lái xe trong những thời điểm mà thị lực dễ bị ảnh hưởng, chẳng hạn như lái xe về phía tây lúc hoàng hôn, lái xe trong mưa hoặc lái xe ban đêm. Cần lau sạch kính chắn gió thường xuyên để tầm nhìn không bị cản trở thêm bởi một lớp kính bui mờ. Đèn pha ô tô, xe máy cũng cần được làm sạch để cung cấp đủ ánh sáng nếu bạn buộc phải lái xe buổi tối.
Phẫu thuật thủy tinh thể là một trong những giải pháp để lấy lại thị lực nhưng chỉ nên tiến hành khi thị lực suy giảm nặng, người bệnh cảm thấy bất tiện và khó chịu trong sinh hoạt và công việc hàng ngày. Trong trường hợp, thị lực chưa giảm nhiều, người bệnh nên thiết lập lối sống khoa học kết hợp bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu cho mắt như Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin để tăng cường thị lực và ngăn bệnh tiến triển.
Nhờ biết cách bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho mắt qua sản phẩm bổ mắt phù hợp mà rất nhiều người đã giảm rõ rệt tình trạng nhìn mờ, nhức mỏi, chói sáng, chảy nước mắt do đục thủy tinh thể gây ra; từ đó tránh được những mối nguy hiểm tiềm ẩn do căn bệnh này và hạn chế được nguy cơ phải mổ thay thủy tinh thể nhân tạo. Cùng lắng nghe câu chuyện của bà Vũ Thị Huệ (Số 14, ngõ 67, làng Phùng Khoang, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) trong video sau đây để hiểu rõ hơn.
bà Lê Thị Đạo: Tuổi về già, niềm vui lớn nhất của những bậc sinh thành là được khỏe mạnh và sống vui vầy cùng con cháu mỗi ngày. Thế nhưng với bà Lê...