Hầu hết chúng ta đều sẽ từng bị khô mắt mỏi mắt ít nhất một lần trong đời. Có trường hợp sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn, nhưng cũng có những trường hợp bệnh trở nên trầm trọng hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy khi gặp tình trạng khô mắt mỏi mắt dù ở mức độ nhẹ hay nặng cũng cần có những biện pháp can thiệp khắc phục thích hợp.
Khô mắt mỏi mắt nguyên nhân do đâu?
Màng nước mắt của chúng ta có chứa rất nhiều thành phần gồm dầu béo, dịch nước, chất nhầy, các protein và kháng thể, giúp cung cấp độ ẩm cho mắt, bôi trơn bề mặt nhãn cầu và bảo vệ, ngăn ngừa viêm, nhiễm khuẩn. Lớp màng nước mắt này rất mỏng, dễ bay hơi và chỉ được bổ sung thêm qua mỗi cử động chớp mắt. Do vậy, khi hệ thống nước mắt bị mất cân bằng, quá trình bài tiết nước mắt giảm sút, hoặc nước mắt bốc hơi quá nhanh, chúng ta sẽ có cảm giác khô mắt mỏi mắt, rát mắt,… kèm theo đó là tình trạng nhìn mờ, khó chịu.
Ngoài ra, khô mắt mỏi mắt còn có thể do một số nguyên nhân khác như:
– Quá trình lão hóa tự nhiên, đặc biệt là thời kỳ mãn kinh.
– Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm, thuốc điều trị tăng huyết áp, chất bảo quản trong thuốc nhỏ mắt,…
– Các bệnh ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nước mắt như: Hội chứng Sjogren, viêm khớp dạng thấp và bệnh mạch máu collagen, thiếu vitamin A,…
– Các vấn đề khiến mí mắt không thể cử động bình thường như bệnh Parkinson,…
– Đeo kính áp tròng trong thời gian dài hoặc tổn thương dây thần kinh thị giác do phẫu thuật mắt bằng laser.
– Viêm bờ mi, dị ứng mắt, quặm mắt,…
Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng khô mắt mỏi mắt, rát mắt
Đối tượng dễ bị khô mắt mỏi mắt
Nguy cơ gặp tình trạng khô mắt mỏi mắt của bạn sẽ cao hơn nếu bạn thuộc các trường hợp sau:
– Sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài: Ánh sáng xanh từ máy tính, điện thoại, ti vi,… có thể khiến nước mắt bốc hơi nhanh hơn, đồng thời khi sử dụng các thiết bị này chúng ta thường tập trung quá mức, ít chớp mắt. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô mắt, mỏi mắt, đặc biệt là thời điểm cuối ngày.
– Mắc một số bệnh lý toàn thân hoặc tại mắt: Viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, viêm mi mắt, tổn thương bề mặt nhãn cầu.
– Người cao tuổi (> 50 tuổi): Quá trình lão hóa tự nhiên của các tế bào trong mắt có thể khiến lượng nước mắt tiết ra không đủ để bảo vệ mắt trước tác hại từ môi trường.
– Giới tính nữ: Phụ nữ trong giai đoạn mang thai, mãn kinh với sự thay đổi hormon trong cơ thể hoặc sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài sẽ dễ bị khô mắt mỏi mắt.
– Làm việc dưới ánh nắng hoặc với tia lửa hàn: làm tăng tốc độ bốc hơi của nước mắt, gây tổn thương giác mạc và các bộ phận khác của mắt khiến mắt bị khô mỏi, cay rát, nhìn mờ,…
– Phẫu thuật trị các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị,…): phẫu thuật Lasik có thể gây tổn thương thần kinh giác mạc, phá vỡ sự liên kết và lan truyền tín hiệu giữa giác mạc và tuyến lệ, làm cản trở quá trình sản xuất nước mắt, dẫn tới hiện tượng khô mắt.
– Đeo kính áp tròng trong thời gian dài: sẽ ngăn mắt tiếp xúc với không khí, khiến giác mạc bị thiếu oxy, giảm bài tiết nước mắt, gây khô mắt, viêm kết mạc.
Khô mắt mỏi mắt có nguy hiểm không?
Khi khô mắt mỏi mắt mới xảy ra và ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn là có thể cải thiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiến triển thành khô mắt mạn tính thì có thể gây giảm thị lực, tạo cảm giác khó chịu khi nhìn kèm theo các hậu quả nghiêm trọng như nhiễm khuẩn mắt, viêm kết mạc, loét giác mạc, đục thủy tinh thể, đục dịch kính,…
Nếu bạn đang bị khô mắt mỏi mắt, cảm thấy khó chịu và cần tư vấn thêm về tình trạng mắt của mình, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số: 0971.003.903, để được giải đáp thắc mắc tận tình và kịp thời nhất.
Cách khắc phục tình trạng khô mắt mỏi mắt
Nhỏ nước mắt nhân tạo
Trong trường hợp khô mắt mỏi mắt mức độ nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng cách nhỏ nước mắt nhân tạo trong 1 – 2 tuần là đủ. Tốt nhất nên sử dụng các loại nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản để tránh gây độc cho mắt khi sử dụng kéo dài. Tuy nhiên, những trường hợp khô mắt mức độ vừa và nặng, việc sử dụng nước mắt nhân tạo là không đủ, thay vào đó là cần dùng thêm sản phẩm hỗ trợ trị khô mắt dưới dạng viên uống.
Khô mắt mỏi mắt nhẹ có thể chỉ cần nhỏ nước mắt nhân tạo
Sử dụng thuốc tây
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc tây, chẳng hạn như kháng sinh giảm viêm mí mắt, viêm giác mạc; thuốc kích thích tăng sản xuất nước mắt,… nhờ đó giúp cải thiện tình trạng khô mắt, mỏi mắt hiệu quả.
Viên uống bổ mắt từ thảo dược
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kết hợp sử dụng các viên uống bổ mắt, điển hình như Minh Nhãn Khang để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Sở dĩ Minh Nhãn Khang được nhiều chuyên gia đánh giá cao là vì trong sản phẩm có chứa những dưỡng chất thiết yếu giúp cải thiện tình trạng khô mắt, nhức mỏi mắt hiệu quả, cụ thể như sau:
– Alpha lipoic acid: Chất chống oxy hóa ưu việt, có khả năng ức chế quá trình stress oxy hóa, làm tăng sản xuất nước mắt, giảm tình trạng khô mắt hiệu quả.
– Thảo dược Hoàng đằng: Hoạt chất Berberin và Palmatin chiết xuất từ cây Hoàng đằng đóng vai trò như một kháng sinh tự nhiên, có khả năng chống viêm, kháng khuẩn (tác nhân dễ gây rối loạn quá trình sản xuất nước mắt), nhờ vậy giúp phòng ngừa nguy cơ khô mắt, mỏi mắt, giảm triệu chứng nhìn mờ, đỏ mắt,… hiệu quả.
– Kẽm, Lutein, Zeaxanthin, Quercetin, vitamin B2: Bảo vệ mắt khỏi tác hại từ ánh nắng, gió, bụi, không khí khô nóng,… góp phần phòng ngừa khô mắt mỏi mắt ở người lớn tuổi và cả những người thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử, làm việc với tia lửa hàn điện, tia bức xạ, trong môi trường thiếu độ ẩm.
Nhờ sự kết hợp hoàn hảo từ 7 hoạt chất sinh học tự nhiên này mà Minh Nhãn Khang không chỉ có khả năng cải thiện thị lực, tăng cường tầm nhìn mà còn giúp làm giảm bớt cảm giác cộm rát, nhức mỏi, sưng đỏ mắt nhanh chóng, chống khô mắt tái phát.
Hiệu quả của sản phẩm đã được minh chứng qua những trải nghiệm thực tế từ hàng ngàn người bị khô mắt mỏi mắt. Điển hình như câu chuyện của bác Mai (Nghệ An) trong video sau:
Nhờ Minh Nhãn Khang đôi mắt tôi đã sáng rõ, hết hẳn khô mắt, nhức mỏi mắt
Xem thêm:
Lợi ích của Minh Nhãn Khang với người bệnh khô mắt mỏi mắt
Khô mắt mỏi mắt nên ăn gì để mau chóng cải thiện?
Phẫu thuật mắt
Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng và cải thiện tốt khi áp dụng các phương pháp trên thì bác sĩ có thể chỉ định một số thủ thuật nhỏ sau:
– Đóng một phần hoặc toàn phần ống dẫn nước mắt bằng cách dùng nút Silicon để nút các điểm lệ hoặc phẫu thuật đóng điểm lệ vĩnh viễn, nhằm giúp giữ nước mắt trên bề mặt nhãn cầu lâu hơn, tránh tình trạng khô mắt.
– Thông các tuyến dầu bị tắc nghẽn giúp bôi trơn nhãn cầu, hạn chế tình trạng khô mắt mỏi mắt, đồng thời chườm ấm, mát xa mắt hàng ngày để làm sạch các tuyến dầu bị tắc nghẽn.
– Sử dụng liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao (IPL) sau khi mát xa mí mắt có thể giúp giảm tình trạng khô mắt mức độ nặng.
Lời khuyên của chuyên gia giúp phòng ngừa khô mắt mỏi mắt
– Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài, không đặt màn hình gần sát mắt và giảm độ sáng màn hình vừa phải.
– Thường xuyên chớp mắt và dành thời gian mát xa mắt tầm 15 – 20 phút/ngày, nhất là sau một ngày làm việc vất vả.
– Thực hiện nguyên tắc 20 – 20 – 20: Nghĩa là sau 20 phút làm việc nên nhìn ra xa 20 feet (khoảng 6m) trong khoảng 20 giây.
– Đeo kính râm khi đi ngoài trời nắng và dùng kính bảo hộ khi làm việc với tia lửa hàn, tia xạ trị.
– Nhỏ mắt bằng nước muối NaCl 0.9% hoặc nước mắt nhân tạo mỗi khi thấy mỏi mắt khô mắt.
– Tránh thức khuya, tránh để mắt làm việc quá sức.
– Uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi như dưa chuột, ngô, cà chua, cam, bưởi, dâu tây, cà rốt, dứa, dưa hấu, bí đỏ…
– Luyện sức dẻo dai của mắt bằng bài tập phù hợp như đảo mắt, vẽ hình học bằng mắt, nhìn xa gần…
Người bệnh khô măt mỏi mắt nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài
Hầu hết mọi người đều cho rằng, khô mắt mỏi mắt không có gì nguy hiểm, tình trạng này sẽ tự hết sau một vài hôm. Nhưng sự thực lại không hề như vậy, rất nhiều người đã phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm, thị lực giảm nghiêm trọng chỉ vì suy nghĩ chủ quan này. Bởi vậy, bạn nên sớm có những biện pháp chủ động phòng ngừa và điều trị thích hợp, tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Dược sĩ Cao Thủy
Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên tư vấn sức khỏe và các bệnh về mắt
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/eye-health/eye-fatigue-causes-symptoms-treatment
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-eyes/symptoms-causes/syc-20371863