Lật tẩy ngay 10 nguyên nhân gây co giật mí mắt phổ biến nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Co giật mí mắt là biểu hiện mí mắt cử động nhanh, liên tục và không thể kiểm soát, thường xuất hiện khi cơ thể mệt mỏi do làm việc quá sức, tuy nhiên, cũng có thể do nhiều nguyên nhân nguy hiểm khác. Việc nắm rõ các nguyên nhân chính là tiền đề giúp bạn sớm loại bỏ được biểu hiện khó chịu này, đồng thời bảo vệ được đôi mắt sáng khỏe.

Top 10 nguyên nhân gây co giật mí mắt cần chú ý

Khô mắt

Tuổi tác tăng cao, ở trong môi trường khô nóng, dùng thiết bị điện tử nhiều, sử dụng thuốc tây, đeo kính áp tròng… sẽ làm rối loạn quá trình bài tiết nước mắt, gây khô mắt với các biểu hiện co giật mí mắt, nhức mỏi, cộm rát, đỏ mắt… Bởi vậy, nếu thấy những biểu hiện này, bạn hãy chú ý uống đủ nước, nhỏ nước mắt nhân tạo và dùng sản phẩm bổ trợ chứa Alpha lipoic acid, Quercetin, Kẽm để ổn định quá trình bài tiết nước mắt.

Mỏi mắt kỹ thuật số

Đây là hội chứng xuất hiện khi sử dụng thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, ti vi, máy điện tử…) quá nhiều. Hội chứng này không chỉ gây co giật mí mắt khó chịu mà còn là yếu tố thúc đẩy các bệnh mắt như cận thị, lão thị, khô mắt, đục thủy tinh thể, glocom, thoái hóa điểm vàng… hình thành sớm hơn.

Để khắc phục, bạn nên hạn chế thời gian dùng thiết bị điện tử, đồng thời chú ý dành thời gian nghỉ ngơi cho mắt hợp lý, cụ thể là sau mỗi 20 phút làm việc, hãy ngừng lại để nhìn ra xa khoảng 6m trong khoảng 20 giây. Bên cạnh đó, bạn hãy đeo thêm kính có khả năng chống tia bức xạ để hạn chế tổn thương mắt.

Mệt mỏi

Khi cơ thể mệt mỏi do làm việc quá sức, bạn cũng có thể thấy mí mắt co giật liên tục trong thời gian ngắn. Lúc này, bạn chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn hợp lý là tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất.

Căng thẳng

Tâm trạng căng thẳng, lo lắng sẽ khiến xung động thần kinh chỉ huy các cơ mí mắt bị rối loạn hoạt động, gây co giật. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần giữ tinh thần thoải mái, hạn chế lo nghĩ bằng cách sắp xếp công việc hợp lý, đồng thời nên tập ngồi thiền, yoga, chơi thể thao, đi bộ…

Căng thẳng là nguyên nhân gây co giật mí mắt rất thường gặp

Co giật mí mắt liên tục trong thời gian dài hoàn toàn có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng. Do vậy, khi thấy biểu hiện này, bạn cần nhanh chóng đi khám, đồng thời gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0971.003.903 để được tư vấn cách loại bỏ hiệu quả nhất.

Rối loạn tic vận động

Rối loạn tic là một bệnh liên quan đến rối loạn dẫn truyền thần kinh, làm thay đổi vận động của một số cơ quan trên cơ thể. Khi bị rối loạn tic, ngoài co giật mí mắt, người bệnh cũng có thể thấy một số biểu hiện khác như chun mũi, lắc đầu, giật miệng, rung tay chân… Các biểu hiện này thường lại liên tục trong ngày và không thể kiểm soát được. Để khắc phục, người bệnh có thể được chỉ định một số phương pháp như đảo ngược hành vi, dùng thuốc tây, tiêm bottox hoặc sử dụng sản phẩm bổ trợ có thảo dược Câu đằng, An tức hương.

Động kinh

Co giật mí mắt kèm theo hiện tượng giật tay chân, hoặc toàn thân, mất ý thức tạm thời thì mọi người cần để tâm đến bệnh lý co giật động kinh. Lúc này, trong não bộ đang xuất hiện những đợt sóng kịch phát và biểu hiện ra bên ngoài là những cơn máy giật. Dựa trên mức độ và dạng động kinh, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống co giật và dùng thêm sản phẩm bổ trợ để cải thiện.

Thiếu chất dinh dưỡng

Thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng chất tham gia điều hòa dẫn truyền thần kinh như canxi, magiê cũng là một trong những nguyên nhân gây co giật mí mắt khá phổ biến. Do vậy, khi thấy biểu hiện bất thường này, bạn cũng cần đi khám dinh dưỡng để có hướng bổ sung kịp thời nếu thiếu.

Uống nhiều cà phê

Theo một số nghiên cứu, sử dụng cà phê hoặc các thực phẩm chứa cafein có thể kích hoạt phản ứng co giật mí mắt. Do vậy, nếu có thói quen uống cà phê thường xuyên và thấy mí mắt co giật, bạn hãy thử ngừng uống một thời gian để theo dõi.

Ngộ độc cồn

Sử dụng quá nhiều đồ uống chứa cồn như rượu, bia có thể khiến hệ thần kinh bị kích thích, ngoài khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng thì một số trường hợp còn có thể co giật mí mắt liên tục. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần nhanh chóng giải độc rượu và nghỉ ngơi để cơ thể mau phục hồi, khi đó tình trạng co giật mí mắt cũng sẽ mau chóng chấm dứt.

Bị dị ứng

Dị ứng với phấn hoa, lông động vật, bụi khói… sẽ làm tăng giải phóng hoạt chất histamin vào mắt, gây co giật mí mắt, kèm theo đỏ mắt, sưng đau, ngứa cộm mắt, chảy nước mắt… Trong trường hợp này, bạn cần loại bỏ ngay các tác nhân gây dị ứng, vệ sinh mắt sạch sẽ và nhỏ thuốc chống viêm, kháng histamin để làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Dị ứng gây co giật mí mắt kèm đau nhức mắt khó chịu

Giải pháp chăm sóc mắt tại nhà, nhanh chóng loại bỏ tình trạng co giật mí mắt

Ngoài những chỉ định riêng cho từng nguyên nhân, hiện nay có một số mẹo đơn giản tại nhà có thể giúp các cơ mắt hoạt động linh hoạt hơn, giảm nhanh tình trạng co giật mí mắt. Cụ thể như sau:

Nhắm hai mắt lại, dùng tay táp nước lạnh và nước ấm luân phiên nhau lên mắt để giúp tăng cường lưu thông máu tới mắt.

Chớp mắt nhanh liên tục trong khoảng 30 giây để cơ mắt được giãn ra, tăng bài tiết nước mắt, giảm bớt căng thẳng cho cơ mắt.

Nhắm mắt nghỉ ngơi trong 3 – 5 phút để thả lỏng cơ mắt và tăng độ ẩm cho mắt.

Dùng đầu ngón tay giữa xoa nhẹ lên mí mắt theo vòng tròn để tăng lưu thông máu vùng mắt, giúp cơ mắt được thả lỏng.

Cố gắng nheo mắt nhiều lần trong khoảng 1 phút để phục hồi hoạt động bình thường của các cơ mí mắt.

Co giật mí mắt đa phần là lành tính, tuy nhiên cũng không loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm. Do vậy, để đảm bảo chắc chắn an toàn, khi thấy biểu hiện này xảy ra nhiều lần trong nhiều ngày, bạn cần sớm đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng khắc phục phù hợp.

Xem thêm:

Hướng dẫn chẩn đoán nhanh các bệnh mắt tại nhà qua biểu hiện

10 bí quyết đơn giản giúp mắt luôn sáng khỏe

Dược sĩ Trần Huyền

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Chuyên tư vấn sức khỏe và các bệnh về mắt

Nguồn tham khảo

http://www.allaboutvision.com/conditions/eye-twitching.htm

BẢNG GIÁ

1. Minh Nhãn Khang Platinum hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

2. Minh Nhãn Khang hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

3. Minh Nhãn Khang hộp 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

4. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận