Khô mắt vốn được coi là một tình trạng bệnh mạn tính và có thể bắt gặp ở mọi đối tượng khi tuổi còn rất trẻ, nhưng đặc biệt xuất hiện ở những người phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Tại sao lại như vậy và làm cách nào để cải thiện thị lực sau khi bị khô mắt. Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau.
Khô mắt và những dấu hiệu thường gặp
Bài tiết nước mắt là một hoạt động sinh lý của cơ thể, nó giống như một chất dịch bôi trơn và giữ ẩm trên bề mặt nhãn cầu, đồng thời, nước mắt còn giúp rửa trôi những cặn bẩn hoặc các vi sinh vật để ngăn ngừa quá trình gây viêm, nhiễm trùng mắt. Một lượng nước mắt đầy đủ chính là điều cần thiết để giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh và ngược lại, khi không đủ lượng nước để duy trì độ ẩm sẽ dẫn đến tình trạng khô mắt.
Dịch nước mắt được bao gồm bởi 3 thành phần quan trọng: Lớp lipid dầu bên ngoài cùng do tuyến Meibomian trong mí mắt sản xuất, nếu thiếu thành phần này sẽ khiến nước mắt bị bay hơi nhanh chóng và làm giảm tính bôi trơn. Lớp giữa là nước, phần chất lỏng này do các tuyến lệ bài tiết, có nhiệm vụ bảo vệ, làm ướt và nuôi dưỡng bề mặt nhãn cầu. Lớp trong cùng là lớp nhầy (mucin) được sản xuất bởi các tế bào trong kết mạc sẽ giúp lưu giữ nước mắt và lan truyền những giọt nước trên bề mặt nhãn cầu. Nếu có bất kỳ nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến nguồn sản xuất nước mắt đều có thể dẫn tới sự bất ổn về cấu tạo và gây khô mắt.
Một số dấu hiệu điển hình của chứng khô mắt như ngứa cộm, cay rát trong mắt, nhức mỏi, nhìn hoặc đọc sách báo nhanh bị mỏi, mắt đỏ, đau,… và có thể kèm theo triệu chứng sợ ánh sáng chói, càng chớp mắt càng rát đau, nước mắt càng chảy nhiều (do mắt bị kích thích vì quá khô, tăng phản xạ tiết nước mắt nhưng rất dễ bay hơi và không đủ để cải thiện tình trạng khô ở mắt dưới)… Nếu khô mắt mạn tính có thể dẫn đến viêm như viêm giác mạc, viêm kết mạc dễ tái đi tái lại và để lại sẹo rất khó phục hồi, thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu kể trên, bạn nên tới cơ sở chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng, chống viêm từ tự nhiên sẽ hỗ trợ điều trị và phòng ngừa khô mắt và các bệnh về mắt hiệu quả, an toàn, bền vững. Hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0971.003.903 để được hỗ trợ tư vấn.
Khô mắt ở phụ nữ mãn kinh và những con số báo động!
Theo kết quả từ một cuộc thăm dò của BS. Gallup thì năm 2012 có hơn 26 triệu người Mỹ, trong đó có 5 triệu người từ 50 tuổi trở lên mắc chứng khô mắt với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng khác nhau và con số này dự kiến sẽ tăng đến hơn 29 triệu người trong vòng 10 năm nữa. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 7,8% phụ nữ trong nhóm tuổi này gặp phải chứng khô mắt so với 4,7% đàn ông từ 50 tuổi trở lên. Sở dĩ phụ nữ độ tuổi mãn kinh mắc phải tình trạng này có thể do gián đoạn việc truyền tín hiệu hóa học để sản xuất các thành phần của nước mắt, đồng thời sau quá trình bị viêm cũng có thể dẫn đến giảm tiết nước mắt dẫn tới khô mắt. Nhiều tài liệu khác cũng chứng minh rằng sự suy giảm androgen hormone cũng có thể là nguyên nhân cơ bản của bệnh khô mắt ở phụ nữ lớn tuổi.

Khô mắt là tình trạng phổ biến ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh
Kiểm soát nguy cơ và phòng ngừa khô mắt từ khi còn trẻ
Tuy việc suy giảm nồng độ hormone được cho là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này, tuy nhiên việc dùng liệu pháp estrogen thay thế hormone (HRT) lại được đánh giá là kém hiệu quả trong việc điều trị bệnh khô mắt ở phụ nữ sau mãn kinh. Do vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay từ khi còn trẻ, hãy lựa chọn cho mình phương pháp hiệu quả và an toàn nhất để duy trì đôi mắt luôn sáng khỏe. Một số gợi ý sau có thể sẽ giúp ích cho bạn:
– Hạn chế ngồi làm việc lâu trước máy tính: Chứng khô mắt sẽ dễ tìm đến những đối tượng dân văn phòng bởi máy vi tính luôn là bạn đồng hành của họ, mắt phải tập trung nhiều khi làm việc nên họ ít khi thư giãn và chớp mắt đúng cách, hơn nữa, ngồi nhiều trong phòng điều hòa cũng sẽ đẩy nhanh quá trình khô mắt. Do vậy, hạn chế ngồi lâu trước máy tính, thiết bị điện tử, điện thoại,.. trong môi trường điều hòa. Hãy tập thư giãn cho mắt bằng cách massage hoặc chớp mắt thường xuyên khoảng 12-18 lần/phút, mỗi lần chớp nước mắt sẽ được tiết ra và bôi trơn bề mặt mắt.
– Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật Lasik: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sau khi phẫu thuật Lasik để cải thiện các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị… khoảng 6 tháng thì nguy cơ cao sẽ bị khô mắt ở tất cả các đối tượng. Bên cạnh đó, việc sử dụng kính áp tròng thường xuyên cũng không phải là gợi ý tốt vì nó có thể là vật cọ xát, gây viêm giác mạc hoặc ảnh hưởng đến việc bài tiết nước mắt tự nhiên của cơ thể
– Đeo kính bảo vệ mắt: nên đeo kính để tránh khói bụi khi đi ngoài trời khô nóng hoặc tránh vi khuẩn, hóa chất của nước gây kích ứng mắt khi bơi lội.
– Điều trị ngay khi bị viêm kết mạc, dị ứng mắt: Viêm kết mạc hoặc dị ứng mắt cũng có thể làm ảnh hưởng đến việc bài tiết nước mắt và gây khô mắt. Do vậy, khi có dấu hiệu viêm, hãy dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế nguy cơ biến chứng.
– Chế độ ăn và biện pháp không dùng thuốc: Hàng ngày nên ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, kẽm, vitamin B2, omega 3 có trong các rau củ nhiều màu sắc hoặc các loại cá. Nên uống đủ nước khoảng 2 lít mỗi ngày. Theo nhiều chuyên gia khuyến cáo, việc bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mắt đóng vai trò quyết định để ngăn ngừa tình trạng khô mắt. Do vậy, ngoài việc bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày, mọi người nên sử dụng kết hợp thêm những sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng trên cùng với những hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Lutein, Zeaxanthin, Hoàng đằng, Alpha lipoic acid… Mặc dù không thay thế thuốc chữa bệnh nhưng sẽ mang lại lợi ích bền vững lâu dài cho sức khỏe đôi mắt, vừa cải thiện tăng thị lực vừa giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nguy cơ bị khô mắt, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng khi về già.
Phạm Hương
Nguồn tham khảo:
http://www.allaboutvision.com/over40/dry-eyes-menopause.htm
http://www.allaboutvision.com/conditions/dryeye-syndrome.htm
———————————————
