Nếu thấy mí mắt ngứa cộm và đỏ sưng, đừng chủ quan! Vì khả năng cao là bạn đã bị viêm bờ mi – tác nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh mắt nguy hiểm như viêm kết mạc, u mi mắt, khô mắt mạn tính, glocom… Vậy viêm bờ mi thực sự là gì? Làm thế nào để trị dứt bệnh? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Viêm bờ mi (viêm mí mắt) là bệnh gì?
Bờ mi mắt là nếp gấp da chứa hàng lông mi với các nang tuyến dầu, có tác dụng bảo vệ mắt khỏi gió bụi hoặc vật lạ xâm nhập. Khi các nang tuyến dầu này bị tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng sẽ gây viêm bờ mi với các biểu hiện khó chịu và có thể làm giảm thị lực nghiêm trọng nếu không trị kịp thời.
Viêm bờ mi được phân làm 2 loại:
– Viêm bờ mi trước: xảy ra ở rìa ngoài phía trước của mí mắt – nơi chứa hàng lông mi.
– Viêm bờ mi sau: xảy ra ở mép trong của mí mắt – nơi chạm vào nhãn cầu.
Triệu chứng viêm bờ mi (viêm mí mắt) giúp nhận biết sớm
Viêm bờ mi thường gây ra rất nhiều biểu hiện khó chịu và cũng rất dễ nhận biết, đó là:
– Ngứa mí mắt
– Sưng mí mắt
– Đỏ nhức mí mắt
– Có mảnh vụn ở chân lông mi
– Nóng rát mắt
– Nặng mắt, mí mắt dính vào nhau khi thức dậy buổi sáng
Sưng đỏ mí mắt là triệu chứng điển hình của viêm bờ mi (viêm mí mắt)
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bạn có thể gặp phải một số hoặc tất cả những triệu chứng trên. Ngay lúc phát hiện ra chúng, hãy đi khám ngay, đồng thời gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0971.003.903 để được tư vấn cách trị viêm bờ mi hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây viêm bờ mim (viêm mí mắt)
Theo khảo sát, có 37 – 47% người bệnh đi khám mắt có kèm theo biểu hiện viêm bờ mi ở các mức độ khác nhau và nguyên nhân có thể là:
Viêm bờ mi có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
Viêm bờ mi có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, do bệnh diễn biến âm thầm, các triệu chứng trong giai đoạn đầu thường nhẹ nên người bệnh ít quan tâm và không tập trung chữa trị triệt để, khiến bệnh dễ tái phát nhiều lần. Điều này sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho mắt như chắp, lẹo, rụng lông mi, lông quặm, viêm kết mạc, viêm giác mạc, biến dạng bờ mi và sụn mi, thay đổi cấu trúc màng phim nước mắt gây khô mắt…
Cách chữa viêm bờ mi (viêm mí mắt)
Sau khi thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân viêm bờ mi và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị như sau:
– Vệ sinh bờ mi tại nhà: Chườm ấm vùng bờ mi, tiếp đó dùng tăm bông thấm dầu gội trẻ em pha loãng hoặc chất rửa mí mắt theo chỉ định của bác sĩ để chà rửa nhẹ nhàng phần mí mắt nhằm loại bỏ bụi bẩn, da chết, vi khuẩn, ve Demodex…
– Điều trị tại viện: Áp dụng khi việc tự vệ sinh bờ mi tại nhà không mang lại kết quả khả quan. Bác sĩ có thể chỉ định một số thủ thuật sau:
+ Vệ sinh bờ mi bằng máy chuyên dụng Blephex: giúp loại bỏ triệt để vi khuẩn, da chết, ký sinh trùng Demodex ra khỏi mí mắt đồng thời giúp khơi thông tuyến dầu meibomian bị tắc.
+ Xử lý xung nhiệt bằng Lipiflow: giúp làm tan chảy các chất làm tắc nghẽn tuyến dầu meibomian.
+ Liệu pháp ánh sáng cường độ cao IPL: giúp khơi thông các tuyến dầu trên mí mắt bị tắc và kết nối lại dòng dầu vào màng phim nước mắt.
– Dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc tra mắt: Trong các trường hợp viêm bờ mi do nhiễm trùng hoặc mắc kèm viêm giác mạc, viêm kết mạc, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số thuốc kháng sinh, chống viêm để tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng.
Viêm bờ mi có thể chữa khỏi bằng nhiều cách khác nhau
Giải pháp ngăn viêm bờ mi tái phát và phòng biến chứng
Một lối sống khoa học, đặc biệt là vệ sinh mắt, mí mắt sạch sẽ hàng ngày là quan trọng nhất để phòng ngừa viêm bờ mi tái phát. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý thực hiện theo một số hướng dẫn dưới đây:
– Hạn chế hoặc không trang điểm vùng mắt như kẻ mi, chuốt mascara, đánh phấn mắt, đeo mi giả, đeo kính áp tròng…
– Đeo kính khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhiều bụi bẩn, vi khuẩn.
– Không dụi mắt hay đưa tay lên gần mắt khi chưa vệ sinh tay sạch sẽ.
– Trị gàu trên da đầu nếu mắc phải để tránh gàu rơi xuống vùng bờ mi.
– Chớp mắt thường xuyên để kích thích tuyến meibomian tiết dầu thường xuyên, hạn chế tắc nghẽn, giảm khô mỏi mắt.
– Bổ sung đủ Alpha lipoic acid, Kẽm, Quercetin, Palmatin, Omega 3 qua chế độ ăn hoặc viên bổ mắt chuyên biệt để ổn định chức năng bài tiết của tuyến dầu meibomian, hạn chế tắc ứ, đồng thời giúp chống viêm, kháng khuẩn, loại bỏ đau nhức, sưng đỏ do viêm bờ mi, ngăn ngừa biến chứng khô mắt, viêm giác mạc, viêm kết mạc… hiệu quả.
Rất nhiều người nhờ áp dụng cách đơn giản này mà đã loại bỏ được tình trạng viêm bờ mi, khô mắt, viêm giác mạc, viêm kết mạc nặng mạn tính. Bạn hãy lắng nghe chia sẻ từ bác Mai (Nghệ An) trong video sau để có thêm kinh nghiệm chăm sóc mắt cho mình.
Bí quyết trị dứt viêm bờ mi, viêm giác mạc, viêm kết mạc, khô mắt chỉ sau 3 tháng
Viêm bờ mi đúng là rất khó chịu, tuy nhiên sẽ không có gì đáng ngại nếu phát hiện sớm và tích cực áp dụng các phương pháp điều trị kể trên. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về viêm bờ mi, từ đó chủ động phòng ngừa để gìn giữ được đôi mắt luôn sáng khỏe.
bà Lê Thị Đạo: Tuổi về già, niềm vui lớn nhất của những bậc sinh thành là được khỏe mạnh và sống vui vầy cùng con cháu mỗi ngày. Thế nhưng với bà Lê...