Viêm màng bồ đào là một bệnh về mắt khá phổ biến và có thể gây ra nhiều tổn thương nặng nề cho mắt. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện đột ngột với diễn tiến nhanh, nếu không được xử lý và điều trị sớm, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn, không hồi phục.
Viêm màng bồ đào là gì?
Màng bồ đào là một lớp màng mạch máu, gồm có 3 phần: mống mắt, thể mi (màng bồ đào trước) và hắc mạc (màng bồ đào sau), có nhiệm vụ chính là cung cấp máu cho nhãn cầu. Viêm màng bồ đào xảy ra khi có bất kỳ một trong ba phần nào của lớp màng này bị viêm, do nhiều nguyên nhân như virut, vi khuẩn, ký sinh trùng hay chấn thương mắt…
Khi bị viêm màng bồ đào, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như nhìn mờ, nhức mắt âm ỉ, kết mạc mắt đỏ thẫm, đau nhức mắt, ruồi bay… Nếu nhận thấy các biểu hiện này, bạn nên sớm đến gặp các bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị, nhằm ngăn ngừa các biến chứng khó hồi phục của viêm màng bồ đào.
Viêm màng bồ đào có thể gây mất thị lực vĩnh viễn, không hồi phục
Viêm màng bồ đào và những biến chứng nguy hiểm
Mặc dù không lây lan, nhưng viêm màng bồ đào là một bệnh lý có nguy cơ cao gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho mắt. Nó có thể gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thậm chí teo nhãn cầu, nguy cơ dẫn tới mù lòa rất cao.
Viêm màng bồ đào trước (viêm mống mắt hoặc viêm mống mắt thể mi) có thể gây dính đồng tử hoặc bít đồng tử. Đây là tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn tới mù loà hoặc gây biến chứng tăng nhãn áp nguy hiểm, do làm cản trở sự lưu thông của thuỷ dịch từ khoang sau ra khoang trước của nhãn cầu.
Viêm màng bồ đào sau có thể làm đục dịch kính, gây co kéo làm bong võng mạc, teo nhãn cầu. Nhất là với các trường hợp viêm màng bồ đào sau do virus thì có thể làm hoá mủ dịch kính nhanh chóng.
Làm thế nào để ngăn ngừa các biến chứng của viêm màng bồ đào?
Viêm màng bồ đào cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt, khi đó khả năng chữa khỏi bệnh cao và thị lực của người bệnh có thể hồi phục được. Nếu phát hiện bệnh muộn, khi đã xuất hiện biến chứng, thì dù điều trị cũng rất khó phục hồi thị lực.
Việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào loại viêm màng bồ đào mắc phải và nguyên nhân gây bệnh.
– Với những trường hợp viêm màng bồ đào không phải do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chống viêm nhóm steroid; thuốc giảm đau nhóm NSAIDs và các thuốc nhỏ mắt có tác dụng làm giãn đồng tử để ngăn chặn co thắt và dính đồng tử. Với bệnh viêm màng bồ đào do nhiễm trùng sẽ cần sử dụng thuốc kháng sinh.
– Với viêm màng bồ đào nặng, bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật, cấy vào mắt một thiết bị phóng thích thuốc corticosteroid chậm trong vòng 2-3 năm. Phương pháp điều trị này có thể gây ra tác dụng phụ là đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
Bệnh viêm màng bồ đào khó điều trị dứt điểm và hay tái phát. Vì vậy, người bệnh cần phải có các biện pháp chăm sóc mắt thường xuyên và tái khám định kỳ. Thực tế, những loại thuốc nhỏ mắt tây y chỉ là giải pháp cấp bách trong những đợt viêm cấp, nếu dùng lâu dài thì nguy cơ tác dụng phụ hoặc kháng thuốc khá cao. Bởi vậy, việc sử dụng những hoạt chất sinh học tự nhiên có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ như Palmatin và Berberin trong thảo dược Hoàng đằng sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực, giúp giảm viêm, đau nhức mắt do viêm màng bồ đào tái phát mà không gây tác dụng phụ.
Sự kết hợp đồng thời của kháng sinh tự nhiên cùng hoạt chất chống oxy hóa mạnh như Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin,.. có trong viên uống bổ mắt Minh Nhãn Khang cũng chính là một lựa chọn tối ưu được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Xem thêm: Minh Nhãn Khang – Bí quyết vàng cho đôi mắt luôn sáng khỏe
Viêm màng bồ đào tuy nguy hiểm nhưng nếu tìm được đúng giải pháp trị hiệu quả, thị lực của bạn sẽ sớm được cải thiện và phòng tránh nhiều biến chứng xấu có thể xảy ra. Nếu cần hỗ trợ tư vấn, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0971.003.903 để được các chuyên gia giải đáp trực tiếp.
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/eye-health/uveitis-complications#1
https://www.drweil.com/health-wellness/body-mind-spirit/disease-disorders/uveitis-treating-a-dangerous-eye-disease/
——————————————————————————–