Nếu phải cố nheo mắt để đọc sách hoặc khi đưa sách ra xa lại thấy rõ hơn, bạn có khả năng đang mắc 1 trong 2 bệnh là viễn thị và lão thị. Vậy viễn thị và lão thị là gì? Chúng có gì giống và khác nhau? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ.
Viễn thị và lão thị là gì?
Thủy tinh thể là một bộ phận của mắt, được ví như một thấu kính hội tụ ánh sáng. Để mắt nhìn rõ cả những vật ở gần và ở xa thì đòi hỏi thủy tinh thể phải trong suốt và có khả năng đàn hồi, điều tiết tốt, giúp tia sáng được hội tụ chính xác lên võng mạc mắt.
Cụ thể, để nhìn rõ những vật ở gần, thủy tinh thể phải phồng lên và ngược lại, để nhìn rõ các vật ở xa thì thủy tinh thể phải xẹp xuống. Viễn thị và lão thị là 2 bệnh về mắt có liên quan trực tiếp đến khả năng điều tiết của thủy tinh thể.
Viễn thị
Viễn thị là một tật khúc xạ của mắt, xảy ra khi trục nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc bị dẹt hơn bình thường. Nếu viễn thị nhẹ, thủy tinh thể vẫn có thể cố gắng phồng lên (nhận biết qua cử động nhíu mắt) để nhìn rõ hơn nếu vật ở xa.
Tuy nhiên nếu viễn thị nặng, vượt quá khả năng điều tiết của thủy tinh thể, các tia sáng sẽ không được khúc xạ đúng cách và hình ảnh của sự vật nằm ở phía sau võng mạc. Kết quả là người bệnh nhìn gần hay xa cũng sẽ bị mờ nhòe.
Lão thị
Lão thị là bệnh xảy ra khi thủy tinh thể bị lão hóa, cứng dần và giảm khả năng phồng lên, đồng thời các cơ quanh thủy tinh thể (cơ thể mi, dây chằng zin) cũng bị yếu đi. Lúc này người bệnh cũng sẽ thấy khó khăn khi nhìn các vật ở gần.
Viễn thị và lão thị khiến mắt nhìn gần bị mờ
Điểm giống nhau của viễn thị và lão thị
Viễn thị và lão thị có biểu hiện giống nhau là nhìn gần mờ, đưa vật ra xa thì rõ hơn, bệnh nặng dần khi tuổi tăng cao. Đây là lý do chính khiến đa số người bệnh bị nhầm lẫn 2 căn bệnh này.
Ngoài ra, viễn thị và lão thị cũng thường gây ra một số tình trạng khó chịu khác như sau:
- Thường xuyên phải nheo mắt, nhăn trán.
- Hay nhức mỏi mắt, nhức đầu khi đọc sách hay làm việc trên máy tính, điện thoại hoặc thực hiện các công việc yêu cầu nhìn gần.
- Khô rát mắt.
- Giảm sự tập trung.
Cách phân biệt viễn thị và lão thị
Viễn thị và lão thị có sự khác biệt rất lớn về nguyên nhân, đối tượng mắc, biểu hiện như sau: (thiết kế dạng ảnh)
Đặc điểm
|
Viễn thị
|
Lão thị
|
Biểu hiện
|
Ban đầu nhìn gần mờ, nhìn xa rõ. Giai đoạn nặng nhìn gần hay xa đều mờ
|
Nhìn gần mờ, nhìn xa không bị ảnh hưởng
|
Nguyên nhân
|
Bẩm sinh: trục nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc dẹt
|
Lão hóa tự nhiên do tuổi cao: thủy tinh thể bị cứng, giảm chức năng
|
Đối tượng mắc bệnh
|
Xuất hiện từ nhỏ, nặng dần khi lớn tuổi
|
Xuất hiện từ tuổi 40 trở lên
|
Điều trị
|
– Đeo kính hội tụ cả khi nhìn xa và nhìn gần
– Phẫu thuật chỉnh độ khúc xạ ở cả 2 mắt
|
– Đeo kính hội tụ khi nhìn gần
– Phẫu thuật chỉnh độ khúc xạ để 1 mắt nhìn gần rõ, 1 mắt nhìn xa rõ
|
Bảng so sánh viễn thị và lão thị
Giải pháp cải thiện thị lực tối ưu cho người viễn thị và lão thị
Cấu trúc và chức năng của thủy tinh thể đóng vai trò quan trọng, quyết định thị lực của người bệnh viễn thị, lão thị. Bởi vậy, bổ sung dưỡng chất có khả năng bảo vệ thủy tinh thể chính là giải pháp chăm sóc mắt và cải thiện thị lực hàng đầu khi mắc 2 bệnh về mắt này.
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học Mỹ, Hàn Quốc, Ấn độ, Palmatin (có nhiều trong thảo dược Hoàng đằng), Alpha lipoic acid và Quercetin có khả năng loại bỏ gốc tự do, kháng viêm, chống khuẩn mạnh, qua đó giúp bảo vệ toàn diện cấu trúc và chức năng của thủy tinh thể cùng các bộ phận khác của mắt.
Hiện các thành phần hữu ích này đã được tổng hợp trong viên bổ mắt Minh Nhãn Khang, qua đó giúp hàng triệu người bệnh viễn thị và lão thị nhìn sáng rõ hơn, ngăn ngừa tăng độ hiệu quả. Hai video dưới đây là chia sẻ từ một số trường hợp điển hình mà bạn có thể tham khảo:
Bí quyết tăng 80% thị lực không cần đeo kính viễn của cô Lê Thu Thảo (Hà Nội – 0912 205 861)
“Mắt tôi giảm hẳn 1 độ viễn thị và lão thị chỉ sau 1 tháng dùng Minh Nhãn Khang” Chị Trần Kim Hợp (Tp. HCM)
Lối sống giúp phòng ngừa viễn thị và lão thị
Không thể trực tiếp chữa bệnh, tuy nhiên nếu áp dụng các hướng dẫn về lối sống dưới đây, bạn có thể cải thiện phần nào thị lực, giúp phòng ngừa và ngăn chặn viễn thị, lão thị tiến triển.
- Làm việc, học tập trong môi trường đủ ánh sáng, ánh sáng không chập chờn hay nhấp nháy.
- Hạn chế đọc sách báo, nhìn màn hình máy tính, điện thoại, tivi trong thời gian dài. Nên nhắm mắt thư giãn ít nhất 2 – 5 phút sau mỗi 30 phút làm việc.
- Đeo kính đúng độ và tái khám thường xuyên (trung bình 6 tháng/ lần).
- Luyện tập mắt để tăng cường sự dẻo dai của các cơ mắt và sự điều tiết của thủy tinh thể: nhìn xa nhìn gần, đảo tròn mắt theo kim đồng hồ, chớp mắt liên tục…
- Ăn uống đủ dưỡng chất, uống đủ nước mỗi ngày và ăn nhiều rau quả tươi, không ăn quá nhiều đường, mỡ.
- Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, huyết áp để tránh gây biến chứng làm tổn hại mắt.
Có thể thấy dù mắc phải bệnh nào trong 2 bệnh viễn thị và lão thị, khả năng nhìn của chúng ta đều bị hạn chế, gây nhiều khó khăn cho công việc và cuộc sống. Do vậy, mỗi người cần chú ý chăm sóc mắt thường xuyên, đúng cách để ngăn chặn 2 bệnh lý này từ sớm.
Xem thêm:
Minh Nhãn Khang – viên bổ mắt được gần 98% người dùng đánh giá hiệu quả tốt
6 bài tập giúp mắt hoạt động linh hoạt và sáng khỏe
Nguồn tham khảo: webmd.com
Tôi bị viễn thị, mắt nhìn mờ có dùng được Minh Nhãn khang ko?
Chào bạn Hoàng Lan,
Với trường hợp viễn thị, mắt nhìn mờ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Minh Nhãn Khang với liều 4 viên/ngày chia 2 lần trong khoảng 3 – 6 tháng. Sản phẩm có chứa các chất chống oxy hóa, chống lão hóa cùng các dưỡng chất thiết yếu cho mắt như Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin, vitamin B12, Kẽm, Hoàng đằng… có tác dụng tăng cường thị lực, cải thiện tầm nhìn, giảm biểu hiện mờ, nhòe hiệu quả và hạn chế viễn thị tiến triển nặng hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách sử dụng Minh Nhãn Khang tại bài viết sau:
http://benhvemat.com/bai-viet/minh-nhan-khang/huong-dan-cach-su-dung-minh-nhan-khang-hieu-qua.html
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0971003903 để được tư vấn chi tiết.
Chúc bạn sức khỏe!