Bệnh Glocom có chữa được không? Tư vấn giải pháp chữa tối ưu

5/5 - (4 bình chọn)

Bệnh glocom (cườm nước, tăng nhãn áp, thiên đầu thống) là 1 trong 10 nguyên nhân gây mù hàng đầu trên thế giới. Nguy hiểm là vậy nên bất kỳ ai khi mắc phải đều rất băn khoăn, lo lắng, liệu rằng bệnh glocom có chữa được không? Giải pháp chữa trị nào hiệu quả nhất? Lời giải đáp sẽ có ngay sau đây.

Bệnh glocom có chữa được không?

Glocom là bệnh nhãn khoa xảy ra khi áp lực trong mắt tăng cao, phần lớn các trường hợp là do thủy dịch bị ứ đọng trong mắt, gây chèn ép, tổn thương hệ thống dây thần kinh thị giác, dẫn đến suy giảm hoặc mất thị lực.

Các dây thần kinh thị giác vốn rất nhạy cảm, một khi đã bị tổn thương thì không thể hồi phục như trước được. Do vậy, cho tới hiện tại, vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi bệnh glocom. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, lựa chọn đúng phương pháp điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa dây thần kinh thị giác tổn thương thêm, giúp duy trì thị lực, ngăn mù lòa vĩnh viễn.

Bệnh glocom khó chữa khỏi được nhưng có thể ngăn ngừa tiến triển nếu trị sớm

Bệnh glocom khó chữa khỏi được nhưng có thể ngăn ngừa tiến triển nếu trị sớm

Để được tư vấn chuyên sâu về giải pháp điều trị, chế độ ăn uống giúp mắt sáng khỏe, tránh mù lòa khi mắc glocom, bạn hãy gọi điện hoặc liên hệ Zalo qua số: 0971.003.903, các chuyên gia nhãn khoa luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn.

Các phương pháp điều trị glocom (mới cập nhật năm 2019)

Thuốc tây

Đây là phương pháp điều trị glocom đầu tay và phổ biến nhất. Có nhiều loại thuốc có thể được chỉ định như: thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc đồng tác dụng với Prostaglandin, thuốc chủ vận Alpha-adrenergic, thuốc ức chế Anhydrase carbonic, thuốc ức chế Rho kinase…, tuy nhiên, hầu hết chúng đều có những đặc điểm sau đây:

– Tác dụng: làm tăng đào thải thủy dịch ra khỏi mắt hoặc làm giảm lượng thủy dịch tiết ra trong mắt, hoặc kết hợp đồng thời cả 2 tác dụng.

– Cách sử dụng: nhỏ mắt, tra mắt hoặc uống 1 – 4 lần/ ngày tùy loại.

– Có thể gây một số tác dụng phụ: đỏ mắt, xót rát mắt, mờ mắt, mệt mỏi, khó thở, khô miệng, đau đầu, rối loạn nhịp tim chậm, hạ huyết áp…

Phẫu thuật

Laser

– Mở rộng góc thoát thủy dịch: Tia laser tần số thích hợp được sử dụng để mở rộng góc thoát thủy dịch giúp giảm ứ đọng.

– Cắt mống mắt (dùng cho trường hợp bị glocom góc đóng): Tia laser được dùng để tạo ra một lỗ nhỏ trên mống mắt, giúp tăng vận chuyển thủy dịch ra góc thoát và ra ngoài mắt.

Phẫu thuật mở

– Cắt bỏ: Bác sĩ tạo một vạt nhỏ trên màng cứng và 1 túi rỗng trong kết mạc giúp thủy dịch chảy ra bọng mắt, làm giảm áp lực trong mắt.

– Ghép ống thoát thủy dịch: Một ống dẫn lưu nhỏ bằng silicon được cấy ghép vào dưới kết mạc, giúp giảm thủy dịch tích tụ nhanh chóng.

Quang đông

Thiết bị chuyên dụng được dùng để quang đông thể mi, làm giảm khả năng sản xuất thủy dịch, từ đó làm giảm áp lực trong mắt.

Những phẫu thuật này sẽ được chỉ định khi người bệnh dùng thuốc nhưng vẫn không đạt mức nhãn áp an toàn hoặc trong trường hợp glocom góc đóng hay giai đoạn nặng.

Bên cạnh lợi ích, phẫu thuật có thể gây ra một số biến chứng như: xuất huyết mắt, nhiễm khuẩn mắt, đục thủy tinh thể,… làm tổn hại thị lực. Do vậy, người bệnh cần chú ý chăm sóc mắt ngay cả trước và sau phẫu thuật để cải thiện thị lực tốt.

Các phương pháp điều trị glocom phổ biến hiện nay

Các phương pháp điều trị glocom phổ biến hiện nay

Giải pháp chữa glocom hiệu quả nhất

Theo nghiên cứu tiến hành tại Đại học Washington – Hoa Kỳ, bổ sung 75 – 150 mg Alpha lipoic acid/ ngày, liên tục trong 1 – 2 tháng đã giúp giảm bớt đáng kể tổn thương thị giác khi nhãn áp tăng cao. Có được kết quả này là do, Alpha lipoic acid là chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng làm tăng cường sức bền, độ dẻo dai của dây thần kinh thị giác, từ đó ngăn chặn được sự suy giảm thị lực ở người bệnh glocom.

Do vậy, song song với việc tuân thủ phác đồ điều trị tại viện, sử dụng thêm các sản phẩm giàu Alpha lipoic acid như Minh Nhãn Khang chính là giải pháp ngăn ngừa glocom tiến triển và phòng tránh mù lòa tối ưu.

Trên thực tế, đã có nhiều người bệnh glocom dù đã mổ mắt, nhỏ thuốc đều đặn nhưng tầm nhìn vẫn mờ nhòe, tuy nhiên từ khi dùng kết hợp Minh Nhãn Khang, đôi mắt đã sáng khỏe lên rõ rệt từng ngày. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ bác Du (Hậu Giang) – một trường hợp tiêu biểu ngay sau đây:


“Nhờ Minh Nhãn Khang, đôi mắt glocom của tôi đã sáng rõ, sắc nét”

Glocom từ lâu đã luôn là mối đe dọa thị lực nguy hiểm. Việc hiểu rõ “bệnh glocom có chữa được không” cùng giải pháp đẩy lùi căn bệnh này chính là chìa khóa giúp bạn và người thân bảo vệ đôi mắt khỏi mù lòa khi không may mắc phải.

Xem thêm:

Tổng hợp tất cả những thông tin cần biết về glocom: Nguyên nhân, triệu chứng, cách trị

6 mẹo đơn giản tại nhà giúp mắt sáng, ngăn ngừa glocom hiệu quả

Tác giả: DS. Trần Huyền

Tham vấn y khoa: BS. Bùi Minh Ngọc

Thông tin về chuyên gia mắt:

Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Minh Ngọc

Nguyên là Trưởng khoa đáy mắt của Bệnh viện mắt Trung Ương. Là thấy thuốc ưu tú được rất nhiều người tin tưởng tới thăm khám và điều trị các bệnh lý về mắt. Hiện tại bác sĩ đang công tác tại Bệnh viên mắt quốc tế DND

Nguồn tham khảo:

https://www.aao.org/eye-health/diseases/glaucoma-treatment


BẢNG GIÁ

1. Minh Nhãn Khang Platinum hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

2. Minh Nhãn Khang hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

3. Minh Nhãn Khang hộp 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

4. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận