Trong lúc mắt đỏ đau, ngứa cộm,.. mọi người chỉ muốn dùng ngay loại thuốc chống khô mắt nào tốt nhất để sớm lấy lại tầm nhìn, thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng nên chọn loại nào, sử dụng viên uống hay nước nhỏ mắt? Những phân tích chi tiết về ưu nhược điểm của 6 loại thuốc chống khô mắt tiêu biểu nhất sau đây sẽ giúp bạn.
6 Loại thuốc chống khô mắt thường gặp nhất hiện nay
Nước muối NaCl 0.9%
Nước muối NaCl 0.9% có độ đẳng trương tương tự nước mắt nên có thể dùng nhỏ trực tiếp vào mắt để cung cấp phần nước mắt thiếu hụt do khô mắt gây ra. Loại thuốc chống khô mắt này có ưu điểm là an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, giá thành rẻ, có thể tự mua về sử dụng, tuy nhiên nhược điểm là chỉ hiệu quả trong thời gian ngắn, dễ bốc hơi và hết tác dụng chỉ trong 10 – 15 phút.
Nước mắt nhân tạo
Đây là chỉ định đầu tiên cho mọi trường hợp được chẩn đoán bị khô mắt. Nước mắt nhân tạo chứa Glycerin, Polyvinyl alcohol, Hydroxyethylcelulose, Hyaluronic acid, Polyvidon… – đây là các hoạt chất có khả năng giữ ẩm cao, ngăn bốc hơi nước mắt, làm giảm cảm giác khô rát mắt khó chịu.
Thuốc chống khô mắt dạng này có ưu điểm là tác dụng dài hơn, được khoảng 30 phút đến vài giờ, tuy nhiên có nhược điểm là chứa chất bảo quản, có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng mắt, đỏ nóng, cộm rát mắt, viêm bờ mi, viêm giác mạc… Do vậy, người bệnh cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ và không nên dùng quá dài ngày để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước mắt tự nhiên của cơ thể.
Nước muối sinh lý và nước mắt nhân tạo là thuốc chống khô mắt phổ biến nhất hiện nay
Thuốc kháng histamin
Nếu nguyên nhân gây khô mắt là do dị ứng bụi, phấn hoa, lông thú vật…, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc chống khô mắt chứa kháng histamin H1, phổ biến như Clorpheniramin, Antazolin, Diphenhydramin…
Loại thuốc này có ưu điểm là giúp người bệnh giảm nhanh các biểu hiện khô mắt kèm theo ngứa đỏ mắt, chảy nước mắt, cộm rát mắt… hiệu quả, tuy nhiên cũng tồn tại một số tác dụng phụ như gây nhìn mờ, giãn đồng tử, tăng nhãn áp, đau đầu, khô miệng, buồn ngủ…
Thuốc chống viêm
Khi khô mắt kéo dài, mắt rất dễ bị tổn thương bởi ánh nắng, gió, bụi… gây viêm mắt với biểu hiện đỏ mắt, cộm mắt, chảy nước mắt, nặng trĩu mắt… Lúc này sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa chất chống viêm để giảm nhanh cảm giác khó chịu là điều cần thiết.
Một số hoạt chất phổ biến hiện nay là Diclophenac, Dexamethason, Fluoromethason, Prednisolon, Indomethacin… Bên cạnh lợi ích, loại thuốc chống khô mắt này có nguy cơ gây ra các bệnh mạn tính nguy hiểm cho mắt và cả cơ thể như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, đục dịch kính, tiểu đường, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp…
Kháng sinh nhỏ mắt
Trong trường hợp khô mắt đã gây biến chứng nhiễm trùng mắt, người bệnh cần sử dụng thuốc chứa kháng sinh phổ rộng như Tobramycin, Chloramphenicol, Erythromycin, Ofloxaciin, Doxycyclin, Polymycin B, Neomycin… Các thuốc này ngoài tác dụng loại bỏ vi khuẩn, còn có nhược điểm là gây kích ứng mắt, ngứa cộm mắt, nhìn mờ, tăng nhạy cảm với ánh sáng, phát ban, nổi mẩn đỏ trên da…
Thuốc chứa đồng thời kháng sinh và chống viêm
Đây là chỉ định thường gặp khi khô mắt kết hợp với viêm mắt (viêm giác mạc, viêm bờ mi, viêm kết mạc…) do vi khuẩn xâm nhập. Loại thuốc chống khô mắt này có ưu điểm là tác dụng rất nhanh, tuy nhiên cũng gây ra nhiều tác hại nên chỉ dùng trong thời gian ngắn theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh hậu quả đáng tiếc.
Thuốc chống khô mắt chứa kháng sinh chống viêm có thể gây kích ứng mắt
Khô mắt dễ trở thành mạn tính hoặc gây ra các biến chứng khôn lường. Để không phải chịu hậu quả này, bạn hãy chọn đúng thuốc chống khô mắt, đồng thời bổ sung đủ dinh dưỡng thiết yếu cho mắt. Hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0971.003.903 để được tư vấn trực tiếp.
Viên bổ mắt giúp giảm khô mắt hiệu quả được tin dùng nhất hiện nay
Dù là loại thuốc chống khô mắt nào thì cũng chỉ có tác dụng tạm thời, dùng lâu sẽ gây tổn hại cho mắt. Do vậy, theo các chuyên gia nhãn khoa, nếu muốn loại bỏ khô mắt nhanh chóng, không bị tái phát và tránh biến chứng, người bệnh nên bổ sung càng sớm càng tốt các dưỡng chất chuyên biệt sau:
– Alpha lipoic acid, Quercetin: Đây là 2 chất chống oxy hóa ưu việt nhất hiện nay, có khả năng loại bỏ các gốc tự do độc hại, qua đó bảo vệ toàn vẹn cấu trúc và chức năng bài tiết nước mắt của tuyến lệ, giúp phòng ngừa và loại bỏ khô mắt tự nhiên.
– Cao Hoàng đằng: Palmatin trong thảo dược Hoàng đằng là chất kháng viêm, chống khuẩn mạnh nhưng lại có ưu điểm là lành tính, không có tác dụng phụ. Do vậy, khi người bệnh khô mắt sử dụng sẽ giảm nhanh được các biểu hiện đau đỏ, cộm ngứa, cay rát và phòng tránh biến chứng viêm giác mạc, viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào… hiệu quả.
– Lutein, Zeaxanthin: Giảm tác hại từ ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh đến mắt, qua đó giúp nước mắt bốc hơi chậm hơn, giảm sự thiếu hụt nước mắt do khô mắt.
– Kẽm, Vitamin B2: Làm tăng quá trình trao đổi chất và lưu thông máu vùng mắt, giúp mắt giảm nhức mỏi khó chịu khi bị khô mắt.
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã có thể tổng hợp cả 7 loại dưỡng chất này để tạo thành viên uống bổ mắt chuyên dụng, có tên là Minh Nhãn Khang. Cũng chính nhờ sử dụng Minh Nhãn Khang kịp thời cùng tuân thủ chỉ định của bác sĩ mà chỉ sau thời gian ngắn, rất nhiều người đã phục hồi được đôi mắt sáng rõ và khỏe mạnh, tiêu biểu như bác Mai (Nghệ An) trong video sau, bạn hãy lắng nghe ngay để có thêm kinh nghiệm trị khô mắt cho mình.
Bí quyết loại bỏ cộm rát, nhức mỏi, đẩy lùi khô mắt, viêm mắt tự nhiên tại nhà
Thuốc chống khô mắt thì có rất nhiều, thế nhưng chọn loại nào mới tốt, bổ sung thêm dưỡng chất nào mắt mới khỏe nhanh thì không phải ai cũng biết. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã có câu trả lời thích đáng cho mình, từ đó có hướng chữa khô mắt hiệu quả nhất.
bà Lê Thị Đạo: Tuổi về già, niềm vui lớn nhất của những bậc sinh thành là được khỏe mạnh và sống vui vầy cùng con cháu mỗi ngày. Thế nhưng với bà Lê...